Mang Yang tạo đột phá trong Chương trình OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để hỗ trợ các chủ thể nâng tầm mặt hàng nông sản chủ lực, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã thành lập Tổ tư vấn thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây được xem là bước đột phá nhằm đẩy mạnh Chương trình OCOP trong những năm tới.

Sau 2 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Mang Yang đã có 10 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt 3-4 sao cấp tỉnh. Để khai thác tiềm năng và lợi thế sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, UBND huyện đã cử đoàn công tác gồm lãnh đạo các phòng ban và hợp tác xã (HTX) tham quan, học tập mô hình phát triển sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng Ninh. Song song với đó, Mang Yang tiên phong thành lập Tổ tư vấn thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ các địa phương nâng tầm sản phẩm chủ lực. Ông Trần Thanh Vọng-thành viên Tổ tư vấn-cho biết: “Sau khi thành lập, Tổ đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các HTX trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP. Mặt khác, chúng tôi hướng dẫn thủ tục hồ sơ pháp lý, thiết kế bao bì, nhãn mác, đăng ký tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng website quảng bá và đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử… để giúp các chủ thể hoàn thiện sản phẩm theo quy định”.

 Sản phẩm OCOP huyện Mang Yang tham gia hội chợ. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm OCOP huyện Mang Yang tham gia hội chợ. Ảnh: Nguyễn Diệp


Bà Nguyễn Hồng Dịu-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX dược liệu xanh Mang Yang-cho hay: “Thời gian đầu, HTX gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong thực hiện các bước để hình thành nên sản phẩm. Được Tổ tư vấn hướng dẫn, chúng tôi có 2 sản phẩm là đan sâm khô và rượu đan sâm được công nhận đạt 3 sao cấp huyện. Năm tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư nâng tầm sản phẩm chủ lực của HTX để mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh”.

Để có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các HTX trên địa bàn huyện Mang Yang đã liên kết sản xuất với người dân để tạo vùng nguyên liệu ổn định và tiêu thụ sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Lân-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX nông-lâm nghiệp và dịch vụ Đak Trôi-thông tin: 2 năm qua, HTX đã liên kết với 300 hộ dân sản xuất gạo ĐT và thu mua lúa với giá ổn định 7.000 đồng/kg. Nhờ đó, HTX có nguồn nguyên liệu ổn định. Hiện tại, HTX cung cấp khoảng 100 tấn gạo ĐT/năm cho người tiêu dùng trong tỉnh và một số nơi như Đà Nẵng, Bình Định. “Khi tham gia Chương trình OCOP, chúng tôi được Tổ tư vấn hỗ trợ rất nhiều trong việc đăng ký nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc… để hạt gạo ĐT vào hệ thống siêu thị và cửa hàng lớn”-ông Lân nói.

Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mang Yang đã đánh giá, công bố 15 sản phẩm của 8 HTX đạt 3 sao cấp huyện và gửi hồ sơ, sản phẩm về Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Trao đổi với P.V, ông Võ Minh Quang-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Tổ trưởng Tổ tư vấn Chương trình OCOP huyện-cho biết: Năm nay, sản phẩm OCOP của huyện rất đa dạng, các chủ thể chú trọng đầu tư về chất lượng, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc. “Tuy nhiên, một số chủ thể chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, định mức chi cho chủ thể chưa rõ ràng nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chương trình. Thời gian tới, Tổ tư vấn tiếp tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, HTX tham gia chương trình và hoàn thiện sản phẩm đã được công nhận để góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, huyện đề ra mục tiêu mỗi năm có khoảng 10 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của tỉnh”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.