Mang Yang phát triển chăn nuôi gia súc trong hộ dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực duy trì và phát triển đàn gia súc nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Thời gian qua, huyện Mang Yang đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, đồng thời, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất trống, đồi trọc và đất vườn tạp để trồng cỏ, phục vụ chăn nuôi. Hiện tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện gần 34.500 con. Trong đó, đàn trâu hơn 1.500 con; đàn bò hơn 27.600 con; đàn dê hơn 5.200 con, diện tích trồng cỏ gần 360 ha. 
Ông Võ Minh Quang-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền vận động bà con đưa các cây con giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Nhờ đó, số hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi trong đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi gia súc, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi trâu, bò, dê. Điều đó cho thấy sự chủ động vươn lên thay đổi nếp nghĩ cách làm của người dân nhằm nâng cao thu nhập, đời sống, góp phần tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
1.Người dân làng Đăk Trôk (xã Đăk Yă, huyện Mang Yang) đầu tư chăn nuôi bò sau khi được đào tạo nghề nông nghiệp.
Người dân làng Đak Trôk (xã Đak Yă, huyện Mang Yang) đầu tư chăn nuôi bò sau khi được đào tạo nghề nông nghiệp.
3.Người chăn nuôi đã tận dụng vườn tạp để trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc.
Người chăn nuôi trên địa bàn huyện Mang Yang đã tận dụng vườn tạp để trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc.
2.Ông Nhit (làng Đăk Trôk, xã Đăk Yă) cho biết: Năm 2016, gia đình tôi chỉ có 2 con bò giống. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, gia đình đã đầu tư làm chuồng trại. Đến nay gia đình đã có 10 con bò, 11 con dê… Bình quân mỗi năm tôi có thêm thu nhập từ 40-50 triệu đồng từ bán bò, dê.
Ông Nhit (làng Đak Trôk, xã Đak Yă) cho biết: Năm 2016, gia đình ông chỉ có 2 con bò giống. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, ông đầu tư làm chuồng trại. Đến nay, gia đình đã có 10 con bò, 11 con dê…; bình quân mỗi năm thu nhập thêm khoảng 40-50 triệu đồng từ bán bò, dê.

4.Với phương pháp chăn nuôi khoa học, anh Nhim (làng Đăk Trôk, xã Đăk Yă) đã biết trồng cỏ, làm chuồng trại để chăn nuôi bò 6 con, 20 con dê. Ngoài ra gia đình anh còn làm 2 ha cà phê và 3 sào lúa. Nhờ kiểm soát được dịch bệnh trên gia súc, đàn bò phát triển khỏe mạnh, mang lại thu nhập ổn định mỗi năm trên 200 triệu đồng.
Với phương pháp chăn nuôi khoa học, anh Nhim (làng Đak Trôk, xã Đak Yă) đã trồng cỏ, làm chuồng trại để chăn nuôi bò 6 con, 20 con dê. Ngoài ra, gia đình anh còn làm 2 ha cà phê và 3 sào lúa. Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, đàn bò phát triển khỏe mạnh, mang lại thu nhập ổn định mỗi năm trên 200 triệu đồng.
5.Gia đình anh Chun (làng  Brếp, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) có nguồn thức ăn nhờ trồng cỏ, thu gom rơm khô và chịu khó đi chăn thả nên đã duy trì nuôi đàn bò, dê gần 10 năm nay. Hiện nay gia đình ông đang nuôi 8 con bò và 5 con dê sinh sản; bình quân mỗi năm xuất bán từ 4-7 con gia súc, thu về từ 50-60 triệu đồng.
Gia đình anh Chun (làng Brếp, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) có nguồn thức ăn nhờ trồng cỏ, thu gom rơm khô và chịu khó đi chăn thả nên đã duy trì nuôi đàn bò, dê gần 10 năm nay. Hiện gia đình đang nuôi 8 con bò và 5 con dê sinh sản; bình quân mỗi năm xuất bán từ 4-7 con gia súc, thu về từ 50-60 triệu đồng.
6.Bà con làng Đê Hrel (thị trấn Kon Dơng) thường xuyên phun thuốc diệt khuẩn và tiêm phòng cho đàn gia súc giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế tối đa dịch bệnh.
Bà con làng Đê Hrel (thị trấn Kon Dơng) thường xuyên phun thuốc diệt khuẩn và tiêm phòng cho đàn gia súc giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế tối đa dịch bệnh.
7.Chị Văn Thị Hồng Linh-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Kon Dơng- cho hay: Từ năm 2020 đến nay, Hội Nông dân thị trấn đã phối hợp với Mặt trận và các hội đoàn thể, các tổ chức thiện nguyện trao tặng 35 con dê cho các hộ gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo.  Hiện tổng đàn dê của thị trấn là 1.422 con, tăng gần 500 con dê so với năm 2020. Đã góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao thu nhập ổn định sản xuất, phát triển kinh tế tại địa phương.
Chị Văn Thị Hồng Linh-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Kon Dơng-cho hay: Từ năm 2020 đến nay, Hội Nông dân thị trấn đã phối hợp với Mặt trận và các hội đoàn thể, các tổ chức thiện nguyện trao tặng 35 con dê cho các hộ gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo. Hiện tổng đàn dê của thị trấn là 1.422 con, tăng gần 500 con dê so với năm 2020. 
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.