Mang Yang: Hội nghị đánh giá thực hiện các mô hình, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện các mô hình, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2020-2023.

Quang cảnh hội nghị đánh giá thực hiện các mô hình, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2020-2023 của huyện Mang Yang. Ảnh Thanh Nhật

Quang cảnh hội nghị đánh giá thực hiện các mô hình, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2020-2023 của huyện Mang Yang. Ảnh Thanh Nhật

Hội nghị đánh giá: Giai đoạn 2020-2023, các hình thức tuyên truyền hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại huyện ngày càng được đổi mới, đa dạng và nội dung phù hợp; đã mở 79 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và dạy nghề với 3.525 lượt người tham gia; cấp phát 1.500 tờ rơi, thành lập 12 đội thanh niên tình nguyện để tuyên truyền. Các cơ quan, đoàn thể huyện phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; cung cấp, chia sẻ thành tựu khoa học kỹ thuật và những kiến thức, kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Huyện đã triển khai thực hiện 103 mô hình trình diễn khuyến nông, dự án, chương trình mục tiêu; trong đó trồng trọt 48 mô hình, chăn nuôi 55 mô hình. Tổng kinh phí triển khai thực hiện hơn 24,8 tỷ đồng (nguồn kinh phí khuyến nông, nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia). Huyện đã xây dựng 4 dự án phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị với quy mô từ 5 đến 30ha/dự án, hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt.

Lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện 4 dự án (2 dự án chăn nuôi và 2 dự án trồng trọt). Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 trang trại nông nghiệp đang hoạt động. Các mô hình, chương trình, dự án nông nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, liên kết tiêu thụ, ứng dụng công nghệ, giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường…

Nông dân huyện Mang Yang trong mùa thu hoạch mỳ. Ảnh Thanh Nhật
Nông dân huyện Mang Yang trong mùa thu hoạch mỳ. Ảnh Thanh Nhật

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Lê Trọng lưu ý: Các ngành và đơn vị liên quan của huyện, UBND các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện để người lao động nông thôn tích cực tham gia học nghề. Có chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn, cùng các điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất. Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin tuyên truyền và thực hiện các chương trình, dự án trên các lĩnh vực...

Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình, chương trình, dự án nông nghiệp phù hợp theo kế hoạch của UBND huyện về công tác khuyến nông giai đoạn 2021-2025. Tuyên truyền các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của địa phương, phù hợp với tình hình sản xuất thực tế, chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển ổn định bền vững, lồng ghép giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu đạt sản phẩm OCOP của huyện, những mô hình gắn với chuỗi liên kết. Tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích...

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.