Mang Yang đa dạng hóa sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong 4 năm thực hiện Chương trình OCOP, các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh cá thể của huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản đặc trưng của địa phương. Đến nay, toàn huyện có 25 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao cấp tỉnh với đa dạng chủng loại.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang, giai đoạn 2019-2021, toàn huyện có 25 sản phẩm đặc trưng của các HTX nông nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được UBND tỉnh công nhận đạt OCOP cấp tỉnh. Trong đó, 24 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao với đa dạng chủng loại như: tiêu hữu cơ Linh Nham, gạo ĐT, rượu đan sâm, cà phê, hoa đu đủ đực sấy, mướp đắng rừng sấy, măng le rừng, tinh dầu sả… Năm 2022, huyện tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 13 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện. Huyện cũng tổ chức đánh giá lại 4 sản phẩm được công nhận từ năm 2019 để gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đặc biệt, năm nay, huyện có nhiều sản phẩm mới tham gia Chương trình OCOP như: nước rửa chén thảo dược của HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Bình Phát; na rừng sấy khô của hộ kinh doanh Trần Mạnh Cư (làng Đak Trang, xã Kon Thụp); quả chanh dây tươi hương ổi và dầu hạt chanh dây của HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng); gạo nếp nương của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Đak Trôi (làng Đak Bơt, xã Đak Trôi); cao thiên môn đông, cao đan sâm của HTX Dược liệu xanh Mang Yang; nấm linh chi sấy khô, mật ong rừng…
Sản phẩm OCOP của HTX Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến, huyện Mang Yang. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm OCOP của HTX Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến, huyện Mang Yang. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Trần Mạnh Hưng-Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát-cho hay: Đây là lần đầu tiên HTX tham gia Chương trình OCOP. Qua đánh giá, phân hạng, HTX có 2 sản phẩm là quả chanh dây tươi hương ổi và dầu hạt chanh dây được xếp hạng 3 sao cấp huyện. Đây là động lực để HTX đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. “Nhờ có Tổ tư vấn Chương trình OCOP của huyện hỗ trợ rất nhiệt tình về thủ tục hành chính, cách xây dựng logo, truy xuất nguồn gốc và bảo hộ sản phẩm trên thị trường, tham gia quảng bá sản phẩm tại một số tỉnh, thành trong cả nước nên sản phẩm quả chanh dây tươi và dầu hạt chanh dây của HTX được tiêu thụ rất tốt, không lo về đầu ra”-ông Hưng nói.
Còn bà Vũ Thị Chinh (thôn 1, xã Ayun) thì chia sẻ: Gia đình bà đã nhiều năm buôn bán sản phẩm nấm linh chi sấy khô và mật ong rừng khai thác từ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Năm nay, bà tham gia Chương trình OCOP với 2 sản phẩm nấm linh chi sấy khô và mật ong rừng. “Vừa rồi, cả 2 sản phẩm đều được xếp hạng đạt 3 sao cấp huyện và đang chờ đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Qua Chương trình OCOP, các sản phẩm của gia đình đã được đầu tư về bao bì, nhãn mác, logo và chất lượng. Hy vọng trong thời gian tới, các sản phẩm sẽ được khách hàng gần xã biết đến nhiều hơn”-bà Chinh cho biết.
Sản phẩm chanh dây được công nhận OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm chanh dây được công nhận OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Thực hiện Chương trình OCOP, huyện Mang Yang đã tuyên truyền, vận động các HTX và hộ kinh doanh trên địa bàn khai thác, đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản đặc trưng, chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, huyện tư vấn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng logo, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… Trong 2 năm (2021-2022), huyện hỗ trợ khoảng 870 triệu đồng cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao cấp tỉnh. Trong đó, năm 2021 hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm và năm 2022 là 30 triệu đồng/sản phẩm.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Vinh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Từ năm 2019 đến nay, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ thể có sản phẩm nông sản đặc trưng tham gia Chương trình OCOP. Ngoài 25 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao cấp tỉnh, huyện đang có 13 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện. Hồ sơ các sản phẩm này đang được hoàn thiện gửi về Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh đánh giá trong thời gian tới. Đây là động lực mới góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương phát triển.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.