Mạng xã hội trong mùa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, tôi nhập vào làng Facebook với suy nghĩ giản đơn là cùng kết nối, cùng yêu thương, cùng chia sẻ những vui buồn với bạn bè thực ngoài đời cũng như với những người bạn chưa có dịp gặp mặt. Rồi từ đó, mỗi ngày tôi đều mở Facebook ra để đọc những bài văn, bài thơ, bản nhạc, những câu chuyện, tâm sự riêng tư mà bạn bè trao gửi. Và 2 năm nay, thông tin về dịch Covid-19 được cập nhật từng giây, từng phút, thu hút sự chú ý của mọi người, trong đó có tôi.
Cũng chính trên trang Facebook tôi nhận ra rằng tình yêu không chỉ trao cho nhau bằng ánh mắt, nụ cười qua thông điệp từ con tim bốc lửa giữa đời thường mà nó phát sinh từ sự thầm kín qua ngôn từ và sự cảm xúc bằng những tin nhắn, bằng những status của mỗi trang cá nhân. Mặc dù người ta thường nói Facebook là không gian ảo, là đất trống để lừa nhau, nhưng có mấy ai đã thống kê được bao nhiêu mối tình nảy sinh từ những thông điệp trên trang mạng xã hội này. Như vậy, theo tôi tùy thuộc vào mỗi cá nhân, mỗi chủ thể của người sử dụng theo mục đích riêng mà người đó nhắm tới chứ không phải ai cũng có quan niệm giống nhau là hướng tới sự thánh thiện giữa người với người.
Chúng ta cũng không loại trừ những người lợi dụng diễn đàn này để chửi bới lẫn nhau, để chia bè lập phái chống đối nhau, lôi kéo gây mất đoàn kết nội bộ. Thậm chí, các thế lực thù địch còn lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, gây mất đoàn kết dân tộc. Chúng ta không lạ gì với ý đồ của những kẻ “được làm vua thua làm giặc” ngày đêm moi móc những sơ hở để bêu rếu bằng những thái độ hạ cấp tạo nên sự bàng hoàng lo ngại trong một bộ phận nhỏ người dân. Những trò lừa bịp qua bao năm không làm lay chuyển được ý chí và nguyện vọng của dân tộc khi mà đất nước ta ngày càng phát triển về kinh tế-xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việt Nam hôm nay đang cùng với cộng đồng thế giới hướng tới nền hòa bình, dân chủ, độc lập chủ quyền và văn minh của nhân loại.
Thông thường, tôi rất đồng cảm với những người biết khai thác trang mạng xã hội này để thông báo cho nhau những thông tin hữu ích từ cộng đồng đến mỗi gia đình, cá nhân để được hiểu biết lẫn nhau hơn, thậm chí kể cả việc hiếu hỷ hàng ngày. Đặc biệt, những người đang sống xa quê luôn hướng về quê hương xứ sở, về cha mẹ, người thân của mình. Có xa đâu mà! Cách xa hàng ngàn cây số chỉ nhận được tin hung, tin lành là có mặt kịp thời, ở bên nhau một cách dễ dàng.
Người dân thường xuyên truy cập mạng xã hội để trao đổi thông tin, kết nối tình cảm. Ảnh: Đinh Phương Linh
Người dân thường xuyên truy cập mạng xã hội để trao đổi thông tin, kết nối tình cảm. Ảnh: Đinh Phương Linh
Gần 2 năm nay, dịch Covid-19 đã khiến hàng ngàn người rời cõi tạm một cách thương tâm. Bao nhiêu cơ sở sản xuất phải đóng cửa, người lao động thất nghiệp, người dân lâm vào khó khăn, nền kinh tế lâm vào cảnh khó khăn. Theo đó, những trang mạng xã hội thiếu đi những thông tin lạc quan, những bài văn, bài thơ đầy lãng mạn và gửi gắm cho nhau tình yêu thương giữa người với người. Người chết vì dịch bệnh vẫn chưa có điểm dừng. Gia đình ở quê thấp thỏm đợi tin người thân đang mắc kẹt trong vùng dịch bệnh xa xôi.
Chính vì nỗi đau ngày tiếp ngày, giờ tiếp giờ khiến cho sự bất an là không tránh khỏi. Mỗi sáng, ít ai mở ti vi để xem các chương trình ca nhạc, xem phim hay các chương trình giải trí khác. Hầu như mọi người đều nín thở để xem tin tức thời sự để biết hôm nay có bao nhiêu ca nhiễm F0, F1, F2..., bao nhiêu ca tử vong và nơi nào nằm trong vùng đỏ, vàng, xanh để được biết người thân của mình nằm trong vùng nào. Cảm giác thật hồi hộp! Và đa số cũng mang tâm trạng chung là theo dõi để cầu mong cho người thân, bạn bè tai qua nạn khỏi. Ti vi, sách báo là nguồn tin chính thống nên rất được tin cậy. Tuy nhiên, ai cũng rất cần được cụ thể hơn từng tên tuổi, quê quán để sớm biết ở trong đó con cháu mình được an toàn hay không. Vì vậy, các trang mạng xã hội được sử dụng nhiều đến nỗi có lúc nghẽn mạng.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, người sử dụng vi tính, điện thoại thông minh ngày càng nhiều. Không những sử dụng cho công việc, học tập trực tuyến mà còn xem đây là phương tiện để nắm bắt và trao đổi thông tin. Ngoài việc thuận lợi cho liên lạc hàng ngày thì các trang mạng xã hội được truyền tải nhanh chóng mà ít tốn tiền card điện thoại thông thường. Vì thế mà các trang mạng xã hội hoạt động tăng cao trong mùa dịch Covid-19 thời gian qua.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Nghi tự tử do nợ nần

Nghi tự tử do nợ nần

(GLO)-

Theo người thân, có thể do một khoản nợ chưa có tiền trả nên anh M. nghĩ quẩn. Lực lượng chức năng của tỉnh tiếp tục điều tra nguyên nhân tử vong của anh N.H.M. (SN 2003, thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku).

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

(GLO)-Sáng 22-7, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) phối hợp với BIDV Nam Gia Lai chi trả quyền lợi bảo hiểm trị giá gần 1,1 tỷ đồng cho gia đình khách hàng Phạm Văn Tụng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai).
Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

(GLO)- Chiều 17-7, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Pleiku tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VIII (mở rộng) để sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ TP. Pleiku lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2021-2026), sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024.