Mai vàng Bình Định được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 3/2, tại thành phố Quy Nhơn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định tổ chức Lễ đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mai vàng Bình Định” theo Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Người dân đi Mai vàng. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)

Người dân đi Mai vàng. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)

Ngày 3/2, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định tổ chức Lễ đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mai vàng Bình Định” theo Quyết định số 19/QĐ-SHTT ngày 25/1/2024 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo đó, chỉ dẫn địa lý “Mai vàng Bình Định” có những tính chất, chất lượng đặc thù như đối với mai giảo, dấu hiệu phân biệt với các địa phương khác là có dáng long, hình chóp cành lá thưa hơn cúc (khối hình thóp, tán tứ diện); cụm rễ nổi u và màu sắc nâu đậm; thân khi nổi xù xì, u cóc, lồi sẹo, uốn lượn, hình tròn, xoắn ốc đi lên ngay từ gốc; các chi lá ngang, nhánh chủ thẳng đứng (nằm theo mặt phẳng, đều 4 hướng).

Tán chi dạng bánh, tán lá ngang (cành tán nằm ngang); màu đỏ tía trên đọt non hay lộc đỏ (dày mướt, hơi nhăn); lá xanh đậm, cứng cáp, răng cưa. Nụ hoa tròn nhọn đầu, to tròn-nhọn tròn, tròn dài, nhọn đầu; bông hoa tròn đều, nở rộng, vàng tươi, vàng sáng; hương nhẹ, mai hương thơm đậm dễ chịu; đài hoa xanh nhạt, vàng đậm. Cánh hoa vàng tươi, vàng nghệ; nhị hoa thân xanh nhạt, bao phấn màu vàng; nhụy hoa xanh nhạt…

Đối với cúc mai có dáng long, hình chóp, cành lá dày hơn mai giảo; ngọn và đầu cành lộc đỏ, mềm mướt; lá xanh đậm, dày tán hơn. Nụ hoa to tròn đầu, thon tròn, đỉnh tròn; nụ hoa tròn, cụm, cao dày, có tầng, lép; có màu vàng tươi, vàng đậm hơn mai giảo.

Đài hoa xanh nhạt, xanh vàng, nhạt hơn mai giảo; nhị hoa xanh nhạt, bao phấn nâu đậm (vàng nhạt hoặc đỏ nâu)…

Logo “Mai vàng Bình Định” có 3 màu chủ đạo: màu xanh biển và màu vàng nhạt, vàng và vàng đậm, phông chữ BÌNH ĐỊNH của logo là phông chữ kiểu UTM facebook K&T, màu xanh đậm. Bản đồ vùng địa danh bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Mai vàng bao gồm 7 huyện, thị xã, thành phố: Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh sản phẩm cây mai vàng trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố của tỉnh thực hiện các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Định.

Đồng thời, cung cấp thông tin về chỉ dẫn địa lý Bình Định cho cây mai vàng nhằm minh bạch hóa thông tin và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, uy tín cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện kiểm tra, khiếu nại về vi phạm sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Định trên thị trường.

Bình Định là địa phương có thổ nhưỡng và khí hậu khác biệt với các địa phương khác trong cả nước, rất thích hợp cho cây trồng nhiệt đới nói chung và cây mai vàng nói riêng.

Từ xa xưa, mai vàng Bình Định sinh trưởng và nở hoa trên địa hình núi cao, điều kiện khí hậu khắc nghiệt của dải đất miền Nam Trung Bộ. Chính vì thế, đã tạo nên những quần thể rừng mai vàng. Từ cây hoang dại, người dân đã dày công gây trồng, lai tạo qua nhiều thế hệ nghệ nhân, trở thành vốn kinh nghiệm quý báu.

Đến nay, mai vàng Bình Định đã mang những nét đặc trưng riêng, được đông đảo người tiêu dùng trên cả nước biết tới và Bình Định cũng là một trong những tỉnh phát triển nghề trồng mai lớn nhất cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.