Lý do giá vàng bất ngờ tăng sốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh lên mốc 71 triệu đồng/lượng trong ngày 14/10. Vì sao giá vàng tăng sốc? Có hay không sự bắt tay 'làm giá' giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng?

Bất ngờ...

Lâu nay, mỗi khi giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong nước gần như ngay lập tức tăng cao hơn; chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng lớn.

Thế nhưng, điều lạ lùng là 10 năm nay các công ty kinh doanh vàng không được phép nhập khẩu vàng. Với vàng miếng SJC sau khi nhà nước độc quyền chỉ mua đi bán lại với lượng vàng đang có. Vàng trong nước được đánh giá không liên thông với thị trường vàng thế giới và "một mình một chợ". Theo đó, giá vàng miếng luôn cao hơn thế giới 14- 15 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm lên tới 20 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC cao bất thường.

Giá vàng miếng SJC cao bất thường.

Ngày 14/10, giá vàng trong nước bất ngờ tăng lên mốc 71 triệu đồng/lượng, giá tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay khiến nhiều người ngạc nhiên.

Một lãnh đạo kinh doanh vàng cho biết: “Bất ngờ vì giá vàng ngày cuối tuần. Một phần do giá vàng thế giới tăng mạnh. Giá vàng trong nước có sự điều chỉnh trễ nên tăng muộn hơn. Người dân đổ xô đi mua vàng nên giá trong nước tiếp tục tăng theo”.

Vị này nói rằng chưa bao giờ chênh lệch giữa giá mua - bán vàng miếng SJC lại lớn như hiện nay, có nơi kéo giãn ra lên tới 1,4 triệu đồng/lượng, gấp đôi chênh lệch ở thời điểm bình thường.

Trong khi đó, lãnh đạo một chi nhánh của Công ty vàng SJC cho rằng: “Hơn 10 năm nay, vàng SJC không dập thêm nên chỉ mua đi bán lại lượng vàng đã có. Do lượng vàng miếng SJC trong nước hiếm nên mới xảy ra tình trạng chênh lệch giá cao trong khi nhu cầu vẫn có”.

Tăng mạnh thì dễ "gãy"

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thế Hùng - chuyên gia Hiệp Hội Kinh doanh vàng Việt Nam - cho rằng, người mua vàng trong nước còn chịu rủi ro kép là chênh lệch quá cao giữa giá vàng trong nước và thế giới, lên đến gần 15 triệu đồng/lượng và khoảng cách giữa giá mua - bán. Do vậy người mua vàng nên cân nhắc có thể chịu được rủi ro không.

Theo ông Hùng, tháng 8/2020 giá vàng thế giới tăng lên đến 2.069,4 USD/ounce khi đó giá vàng miếng SJC mới chạm ngưỡng 62,2 triệu đồng/lượng, trong khi hiện nay giá vàng thế giới mới chạm ngưỡng 2.000 USD/ounce nhưng giá vàng miếng SJC lên mức 71 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng "phi mã" như hiện nay đem đến rủi ro rất lớn nếu "đu đỉnh" mua vàng miếng SJC ở thời điểm này, vì tăng mạnh thì dễ "gãy".

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, giá vàng tăng cao trong thời gian gần đây là kết quả của các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới.

Ông Thịnh nhận xét, ở Việt Nam rất lâu rồi giá vàng mới tăng mạnh như thời gian gần đây, vì vậy những nhà đầu tư đang ôm vàng có thể nghĩ đến việc bán ra ở thời điểm này vì lợi nhuận hấp dẫn.

“Nhà đầu tư không nên chờ giá lên đỉnh mới chốt lời. Bởi lẽ, giá vàng tăng nhưng cũng không biết đâu là đỉnh và có thể "rơi" xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy, nếu đến điểm thấy có lợi nhuận hợp lý, nhà đầu tư nên bán chốt lời”, ông Thịnh đưa ra lời khuyên.

Về việc có nên mua vàng để lướt sóng kiếm lời lúc này không, ông Thịnh cho rằng, khoảng cách chênh lệch giữa giá mua - bán hiện nay là hơn 1 triệu đồng/lượng, đây là mức chênh lệch khá lớn, rất nguy hiểm cho người mua vàng.

"Chênh lệch giá mua vào - bán ra từ 1 triệu đồng trở lên đã là rất rủi ro rồi, còn từ 3 triệu đồng trở lên thì rủi ro là quá cao”, ông Thịnh nói.

Dự đoán về diễn biến của thị trường vàng thời gian tới, ông Thịnh nhấn mạnh: "Với những biến động của giá vàng, dầu và yếu tố hồi phục nền kinh tế hiện tại, giá vàng thế giới có thể có xu hướng tăng thời gian tới nhưng chỉ tăng nhẹ, quanh mốc 1.900 - 2.000 USD/ounce, chứ không thể tăng quá cao".

Theo TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, việc giá vàng tăng vọt những ngày qua khiến một bộ phận nhà đầu tư kỳ vọng giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, theo quy luật thị trường, giá vàng không thể tiếp tục tăng mãi. Nhà đầu tư tìm đến vàng ở thời điểm giá quá cao sẽ gặp nguy cơ thua lỗ.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị.

Pleiku phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng

(GLO)-Chiều 24-12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đoàn Hữu Dũng chủ trì hội nghị với các xã, phường triển khai Nghị quyết HĐND thành phố khóa XII, kỳ họp thứ 17 và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Trong đó, thành phố phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

(GLO)- Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030, thay vì kết thúc vào ngày 31-12-2025 như quy định hiện hành.