Lương tối thiểu một số nơi có thể tăng hơn 20% từ năm sau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyên nhân là ngoài việc tăng lương tối thiểu, một số địa phương dự kiến được thay đổi trực thuộc vùng từ vùng IV lên vùng III hoặc từ vùng III lên vùng II.



Mới đây, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt phương án cuối cùng điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2020 tăng 5,5% so với năm 2019.

Theo tỷ lệ tăng này, mức lương tối thiểu với các lao động có hợp đồng tại vùng I từ năm 2020 sẽ là 4,42 triệu/tháng, tăng 240.000 đồng so với hiện tại; vùng II là 3,92 triệu/tháng, tăng 210.000 đồng; vùng III là 3,43 triệu/tháng, tăng 180.000 đồng; và vùng IV là 3,07 triệu/tháng, tăng 150.000 đồng.


 

 


Tuy nhiên, trên thực tế người lao động tại một số địa phương có thể được tăng lương tối thiểu lên tới 20,6% từ năm sau.

Nguyên nhân do Chính phủ đang đưa ra dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 1/1/2020.

Trong đó, ngoài việc quy định mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 5,5% từ năm sau, dự thảo này còn điều chỉnh nhiều vùng từ vùng IV lên vùng III, từ vùng III lên vùng II.

Cụ thể, các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre; huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ dự kiến được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III.

Theo tính toán, lương tối thiểu vùng sau tăng 5,5% như phương án đã chốt của các lao động tại nhóm địa phương trên sẽ là 3,07 triệu đồng, tăng 150.000 đồng so với mức lương tối thiểu cũ.

Tuy nhiên, do được điều chuyển từ vùng IV lên vùng III, nên người lao động tại các địa phương này sẽ nhận được mức lương tối thiểu mới năm 2002 là 3,43 triệu đồng/người/tháng.

Như vậy, so với mức lương tối thiểu hiện tại, người lao động thuộc các địa phương trên có thể nhận được mức lương tối thiểu tăng 510.000 đồng mỗi tháng, tương đương tăng 17,5%.

Tương tự, dự thảo cũng quy định các địa phương như thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre; huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước dự kiến điều chỉnh từ vùng III lên vùng II.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của người lao động tại các khu vực này sẽ tăng từ 3,25 đồng/tháng hiện tại lên 3,92 đồng/tháng từ năm sau, tăng khoảng 20,6%.

Nếu dự thảo nghị định mới được ban hành sẽ thay thế cho nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Quy định tại nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 cũng đã tăng bình quân 5,3% so với năm 2018.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay với người lao động tại vùng I là 4,18 triệu đồng; vùng II là 3,71 triệu đồng; vùng III là 3,25 triệu đồng; và vùng IV là 2,92 triệu đồng.

Quang Thắng (zing)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao 43,4 triệu đồng hỗ trợ bệnh nhi mắc viêm não virus

Gia Lai: Trao 43,4 triệu đồng hỗ trợ bệnh nhi mắc viêm não virus

(GLO)- Ngày 19-7, tại Văn phòng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Gia Lai (101 Lê Lợi, phường Quy Nhơn), Hội đã trao 43,4 triệu đồng cho người nhà bệnh nhi Nguyễn Phan Đan Thanh (13 tuổi, xã Tuy Phước Bắc, tỉnh Gia Lai), đang điều trị bệnh viêm não virus tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

null