Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật trả lời bạn đọc N.V.T. (huyện Đak Đoa)

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
((GLO)- * Bạn đọc N.V.T. (huyện Đak Đoa) hỏi: Tôi có người cô là bà H. Do không có chồng nên bà H. đã xin con của người khác để nuôi. Con nuôi của bà H. là anh M. đã lập gia đình nhưng không lo làm ăn mà thường xuyên tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, còn nhiều lần chửi bới, đánh đập bà H. Vậy bà H. muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi với anh M. thì phải làm gì? Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như thế nào?

- Luật sư Bùi Thanh Vũ-Trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Phú kiêm Trưởng Chi nhánh Gia Lai-trả lời:

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi được pháp luật quy định như sau:

“Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phát tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của luật này”.

(Điều 25 Luật Nuôi con nuôi)

Như vậy, cô của bạn là bà H. có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với anh M. theo quy định tại khoản 2 của điều này vì anh M. đã có hành vi “ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi”. Bà H. có thể làm đơn yêu cầu theo Mẫu số 92-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13-1-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) để yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Về hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 27 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

“1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của luật này được khôi phục.

4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi”.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.