Lừa đảo học bổng du học: Văn bản Trường ĐH Tôn Đức Thắng, con dấu… Bộ GD-ĐT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để hoàn tất hồ sơ nhận học bổng du học, sinh viên được trường ĐH yêu cầu gấp rút thực hiện chứng minh tài chính. Với cách thức này, có người đã bị lừa nộp lệ phí tham gia chương trình học bổng du học lên đến hàng trăm triệu đồng.

Văn bản giả mạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng con dấu Bộ GD-ĐT
Văn bản giả mạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng con dấu Bộ GD-ĐT

Học bổng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho sinh viên trường… khác

Ngày 2-6, bạn đọc phản ánh đến Báo Thanh Niên một văn bản thông báo chương trình học bổng Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm học 2025-2026. Phía trên văn bản thể hiện tên và logo Trường ĐH Tôn Đức Thắng, văn bản được gửi đến Ban giám hiệu, phòng đào tạo, các đơn vị trực thuộc Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, người ký văn bản lại là Phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) và sử dụng con dấu của Bộ GD-ĐT.

Văn bản này viết: "Quỹ học bổng Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập vào năm 2003, với mong muốn hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần các bạn sinh viên, học sinh ở Việt Nam có điều kiện phát triển chuyên ngành chuyên môn. Đến nay quỹ đã mở rộng và hợp tác với nhiều phân nhánh của các trường ĐH ở nhiều nước khác gồm: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Úc, Đức, Canada và Việt Nam".

Văn bản có đoạn nêu: "Trong học kỳ 2 năm học 2024 - 2025, quỹ đã trao 186 suất học bổng cho các sinh viên thuộc các trường khác nhau dựa trên học lực và điều kiện đáp ứng, với tổng giá trị 52.985.350.000 đồng. Trong năm học 2025-2026, trường sẽ tiếp tục tiến bước cùng các bạn trẻ có thành tích tại các trường thông qua các suất học bổng kỳ thứ 47 của mình. Đặc biệt, bắt đầu từ kỳ học bổng này, giá trị học bổng sẽ tăng gấp đôi và được trao hai lần vào cuối mỗi học kỳ trong năm 2025 - 2026. Kỳ đầu tiên sẽ được trao dựa trên quá trình phỏng vấn và chấm chọn hồ sơ, kỳ hai sẽ được trao dựa trên kết quả học tập của kỳ đầu tiên".

Đáng chú ý, dù là quỹ học bổng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng lại trao cho sinh viên nhiều trường gồm: Trường ĐH Công nghiệp, Trường ĐH Kiến trúc, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Ngân hàng. Giá trị mỗi suất học bổng lên tới 950 triệu đồng với sinh viên từ các khoa, ngành có danh sách; 450 triệu đồng với sinh viên từ các khoa, ngành ngoài danh sách.

Tuy nhiên, phần thủ tục hồ sơ, văn bản yêu cầu sinh viên trong danh sách phải tiến hành chứng minh tài chính theo đúng quy định pháp luật của Chính phủ Singapore hiện hành khi hoàn tất hồ sơ. Đặc biệt, sinh viên hoàn thành hồ sơ trước 18 giờ ngày 2.6 để kết quả học bổng được thông báo vào ngày 5.6.

Cùng với thông báo này, sinh viên cho biết đã nhận cuộc gọi và tin nhắn được cho là của cán bộ giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, yêu cầu người học thực hiện các thao tác để chứng minh tài chính. Người này liên tục hối thúc sinh viên thực hiện thao tác chụp màn hình số dư tài khoản để gửi qua Zalo.

Tuy nhiên, thông tin từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, văn bản trên không phải do trường ban hành. Trước đó, hồi tháng 3, trường đã phải thực hiện cảnh báo với người học về tình trạng một số cá nhân, tổ chức giả mạo văn bản, chữ ký và con dấu của trường trong việc tuyển sinh viên đi trao đổi nước ngoài và thu tiền, nhằm cung cấp thông tin sai lệch gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên cũng như uy tín của nhà trường. Cảnh báo này của trường cũng nêu: "Sinh viên cần thận trọng, chỉ tiếp nhận thông tin từ các kênh chính thống của trường để tránh trường hợp bị lừa đảo hoặc tiếp cận thông tin không chính xác".

Đối tượng lừa đảo liên tục nhắn tin hối thúc người học thực hiện chứng minh tài chính nếu không sẽ bị thay thế
Đối tượng lừa đảo liên tục nhắn tin hối thúc người học thực hiện chứng minh tài chính nếu không sẽ bị thay thế

Bộ GD-ĐT: Có người bị lừa nộp lệ phí hàng trăm triệu đồng

Văn bản được Phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Hải Thanh ký, nêu: "Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo liên quan đến các chương trình trao đổi học sinh, sinh viên, trại hè quốc tế, học bổng du học. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng thủ đoạn tinh vi như giả danh tổ chức giáo dục, cơ quan nhà nước hoặc thiết lập các trang web, tài khoản mạng xã hội giả mạo để mời gọi học sinh, sinh viên đăng ký tham gia, yêu cầu người tham gia cung cấp thông tin cá nhân, nộp hồ sơ và đóng các khoản phí nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân. Hiện đã có công dân bị lừa nộp lệ phí tham gia chương trình học bổng du học lên đến hàng trăm triệu đồng".

Do đó, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người học, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT, các cơ sở đào tạo thông tin cảnh báo, tuyên truyền đến học sinh, sinh viên về các hành vi lừa đảo liên quan đến chương trình trao đổi học sinh, sinh viên, học bổng quốc tế thông qua các kênh truyền thông chính thức của nhà trường; Khuyến cáo học sinh, sinh viên tra cứu thông tin học bổng, du học từ các nguồn chính thống.

Theo Hà Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

(GLO)- Năm học 2025-2026, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai sẽ tuyển sinh 300 chỉ tiêu cho 4 mã ngành. Đây là năm đầu tiên Phân hiệu thực hiện tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và góp phần nâng cao chất lượng đầu vào ở khu vực Tây Nguyên.

null