Long An: Chỉ với 4 công đất, một ông nông dân trồng thứ rau mùi tanh mà nhanh thu tiền tỷ mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ có gần 4.000m2 đất (4 công đất) trồng rau diếp cá (dân địa phương còn gọi là rau vấp cá), ông Tám Sẵn (Huỳnh Ngọc Hoàng), nông dân xã Phước Lâm, Cần Giuộc, tỉnh Long An có thể thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Ở huyện Cần Giuộc, ông Tám Sẵn được ví là "vua" rau diếp cá, bởi khả năng trồng rau diếp cá cho năng suất cao và thu nhập thuộc hàng đỉnh.

 

Ông Tám Sẵn-Huỳnh Ngọc Hoàng, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và loại rau diếp cá ăn có mùi tanh tanh mà nhanh thu tiền tỷ.
Ông Tám Sẵn-Huỳnh Ngọc Hoàng, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và loại rau diếp cá ăn có mùi tanh tanh mà nhanh thu tiền tỷ.


Hôm chúng tôi đến trại trồng rau diếp cá của ông Tám Sẵn, thấy ông và vợ lui cui thu hoạch rau.

"Liên tục mấy hôm nay vợ chồng tôi phải thu hoạch rau diếp cá cho thương lái. Rau diếp cá đang rất hút hàng", ông Tám Sẵn thổ lộ.

Nhìn trại trồng rau diếp cá được trang bị nhà lưới, hệ thống tưới tự động, ít ai nghĩ rằng khoảnh đất này mỗi năm có thể mang về tiền tỷ về cho lão nông này.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lâm Đặng Trung Hậu khẳng định, năm ngoái, ông Tám Sẵn có doanh thu hơn 1 tỷ đồng từ bán rau diếp cá.

Ông Tám Sẵn cũng nói thiệt, việc ông thu tiền tỷ từ trồng rau diếp cá, bán rau diếp là có thật. Theo lão nông với hơn 20 năm kinh nghiệp trồng rau diếp cá này, rau diếp cá có giá bán tương đối cao và giá bán ổn định nhất trong các loại rau màu.

 

Ông Tám Sẵn thu hoạch rau diếp cá trong trang trại trồng rau diếp cá lớn nhất, nhì trong vùng.
Ông Tám Sẵn thu hoạch rau diếp cá trong trang trại trồng rau diếp cá lớn nhất, nhì trong vùng.



Trong năm, giá rau diếp cá luôn đứng ở mức 10.000-30.000 ngàn đồng/kg và giá bán rau diếp cá được đẩy cao từ tháng 4-8.

Năm 2020, giá rau diếp cá tăng đột biến lên mức 70.000-90.000 đồng/kg kéo dài 3-4 tháng. Thậm chí, có lúc thương lái mua rau diếp cá với giá 100.000 đồng/kg.

Hiện, mỗi ngày ông Tám Sẵn thu hoạch khoảng 300kg rau diếp cá.

"Trồng rau diếp cá chi phí đầu tư ít, thu hoạch mỗi ngày, giá bán lại luôn cao, ổn định. Dễ kiếm tiền lắm!", ông Tám Sẵn khoe.

Theo ông Đặng Trung Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) rau diếp cá và rau xà lách xoong là hai loại rau màu chủ lực của xã Phước Lâm mấy năm nay.

Vùng đất này không bị xâm nhập mặn và thỗ nhưỡng rất phù hợp cho trồng rau màu. Vài năm nay, bà con đang mở rộng diện tích trồng rau diếp cá và rau xà lách xoong.


 

Trang trại trồng rau diếp cá cho tiền tỷ của ông Tám Sẵn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Trang trại trồng rau diếp cá cho tiền tỷ của ông Tám Sẵn, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.


Hiện, xã Phước Lâm có gần 250ha trồng rau ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trong đó diện tích trồng rau diếp cá và trồng rau xà lách xoong chiếm hơn 60ha.

"Đời sống bà con nông dân ở đây khá tốt nhờ tập trung trồng rau màu, trong đó có trồng rau diếp cá, rau xà lách xoong, nhất là trường hợp của ông Tám Sẵn", ông Hậu chia sẻ.

https://danviet.vn/long-an-chi-voi-4-cong-dat-mot-ong-nong-trong-thu-rau-mui-tanh-ma-nhanh-thu-tien-ty-moi-nam-2021022515280246.htm

Theo TRẦN ĐÁNG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.