Lời ca chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sức mạnh văn hóa-văn nghệ được Đảng ta vận dụng hiệu quả trong công tác tuyên truyền trên nhiều lĩnh vực. Đến “thời Covid-19”, các tác phẩm ở lĩnh vực này, nhất là sức mạnh lời ca, tiếng hát tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng, tác động sâu sắc đến nhận thức toàn xã hội, huy động sự đồng lòng, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh. 
Được Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phát động từ cuối tháng 8-2021, cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật chủ đề phòng-chống Covid-19 năm 2021 đã thu hút sự tham gia của nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh. Theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Long-Giám đốc Nhà hát, cuộc thi không những góp phần động viên các lực lượng tuyến đầu mà còn tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong phòng-chống dịch.
Ở thể loại ca khúc có 7 tác phẩm đạt giải gồm 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 1 giải khuyến khích. Nhạc sĩ Hà Quang Minh (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) đạt giải A với tác phẩm “Bài ca chống dịch Covid-19”. Ra mắt hồi đầu tháng 9-2021, ca khúc này đã được công chúng đón nhận hết sức nhiệt tình. Vượt ra khỏi khuôn khổ cứng nhắc của một ca khúc tuyên truyền, tác phẩm đã thật sự lay động cảm xúc của khán thính giả thông qua giai điệu hào hùng, gợi nhớ những hành khúc thời chống Mỹ: “Ta lại hành quân lên đường chống dịch/Quê hương thân yêu ơi, đồng bào mến thương ơi/Lời Tổ quốc đang thiết tha vẫy gọi/Chống dịch Covid như chống giặc ngoại xâm… Quê hương ta, đất nước ta, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài, người người Việt Nam một lòng cùng chống Covid, người người Việt Nam một lòng bảo vệ quê hương…”. Nhạc sĩ Hà Quang Minh trò chuyện: “Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, ca khúc chống dịch cũng phải có giai điệu, tiết tấu hào hùng, ca từ dễ nhớ, ai cũng hát được để kêu gọi, cổ vũ tinh thần vững tin chống dịch thắng lợi”. 
Âm nhạc có tác động vô cùng mạnh mẽ đến nhận thức và cảm xúc của công chúng. Ảnh: Lam Nguyên
Âm nhạc có tác động vô cùng mạnh mẽ đến nhận thức và cảm xúc của công chúng. Ảnh: Lam Nguyên
Cùng với đó, thể loại kịch thông tin được trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C; thể loại nhảy, múa hiện đại có 1 giải khuyến khích. Nói về tác phẩm “Tôi đã sai”, tác giả Phạm Ngọc Quy-sinh viên Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh-cho hay: Anh rất vui mừng khi lần đầu tiên tham gia dự thi ở thể loại kịch thông tin và giành giải cao nhất. Vở kịch có thời lượng khoảng 10 phút với nhân vật chính là chị Tám, một phụ nữ ngông nghênh, thích gì làm nấy, bất chấp các quy định về phòng-chống dịch. Một hôm, chị mơ thấy mình qua đời do mắc Covid-19 rồi xuống chầu Diêm Vương. Trong buổi phán xử, Diêm Vương đã nghiêm khắc luận tội khiến chị Tám nhận ra lỗi lầm của mình và cúi đầu nhận tội: “Tôi đã sai”. Với tình huống hấp dẫn cùng nhiều pha gây cười hợp lý, tác phẩm lồng ghép các quy định, thông tin liên quan đến công tác phòng-chống dịch Covid-19 tự nhiên, dễ đi vào lòng người, nâng cao ý thức và tạo chuyển biến trong hành động. 
Không chỉ thu hút đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, cuộc thi còn nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của nhiều tác giả nghiệp dư trong và ngoài tỉnh. Có thể kể đến các tác phẩm: “Bắt con Covid” của tác giả Lê Văn Châu-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ; “Đuổi con Corona ra khỏi buôn làng”, tác giả Ngô Đức Mạo-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (cùng đạt giải C thể loại kịch thông tin); “Chung tay diệt Covid”, tác giả Kpă H’Buôn-thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa (giải B thể loại ca khúc); “Xin ngàn lời ngợi ca”, tác giả Lê Minh Hà-giáo viên Trường THCS Chu Văn An, huyện Chư Sê (giải C thể loại ca khúc)… Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (47/3 đường 120, phường Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) giành 2 giải C với 2 tác phẩm dự thi: kịch “Khẩu trang cho tâm trí” và viết lời mới cho làn điệu dân ca Lý cây bông với ca khúc “Chống dịch Covid”.
Thực tế cuộc sống chính là mảnh đất màu mỡ cho sáng tạo nghệ thuật. Đề tài về cuộc sống là bất tận và lúc nào cũng tươi mới, sống động. Càng đối mặt với khắc nghiệt, thử thách lại càng bật lên những tác phẩm để đời. Đơn cử, đi qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam đã có một nền âm nhạc rực rỡ với vô số tác phẩm vừa hào hùng, vừa trữ tình lãng mạn sống thật lâu, thật sâu trong lòng khán thính giả nhiều thế hệ, kể cả lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh. Điều này khẳng định giá trị to lớn của âm nhạc và các sản phẩm văn hóa đối với nhận thức, cảm xúc của công chúng. Những tác phẩm ấy giúp con người sẵn sàng đối diện và vượt qua khó khăn, chiến đấu và chiến thắng. 
Và nay, “thời Covid-19” tiếp tục đòi hỏi tâm thế tương tự để tiếp thêm niềm tin, động lực vượt qua dịch bệnh. Chính trong thời điểm này, càng cần hơn bao giờ hết sự vào cuộc cổ vũ, động viên của các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư thông qua những tác phẩm đầy sáng tạo, tâm huyết. Nói như nhạc sĩ Hà Quang Minh: “Nếu đoàn kết một lòng, tin chắc sẽ thành công!”.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.