Loay hoay giữ-chặt cây bời lời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ 22 triệu đồng/tấn, giá vỏ bời lời giảm xuống chỉ còn 7 triệu đồng và… nằm im suốt 2 năm qua, doanh thu chỉ còn 14 triệu đồng/ha/năm.
Từ 22 triệu đồng/tấn, giá vỏ bời lời giảm xuống chỉ còn 7 triệu đồng và… nằm im suốt 2 năm qua, doanh thu chỉ còn 14 triệu đồng/ha/năm. Lỗ nặng sau 5 – 7 năm trồng là đã rõ, song giữ lại chờ giá lên hay chặt bỏ để trồng cây khác đang là bài toán nan giải.
Vốn có nguồn gốc từ cây rừng, nhưng từ 30 năm trước, bời lời đã được xem là một loại cây công nghiệp dài ngày bên cạnh cao su, cà phê, hồ tiêu…, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Những năm trước, giá vỏ bời lời phơi khô luôn ổn định ở mức 20 – 22 triệu đồng tấn, nhưng bắt đầu giảm dần từ cuối năm 2017 và đến nay chỉ còn 7 triệu đồng khiến nông dân lỗ nặng.
 
Cây bời lời đang chiếm hàng chục nghìn ha đất tại các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Đ.N
Đang sở hữu 2ha bời lời đến kỳ thu hoạch, ông Đinh Khoát (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai) vẫn phải đi làm thuê, phụ hồ để nuôi sống gia đình: “Với năng suất 10 tấn vỏ khô, năm 2017 tôi thu hoạch 1ha bán được 220 triệu đồng, đến năm ngoái có thêm 2ha đến kỳ thu hoạch nhưng giá thấp quá nên để mãi đến bây giờ”. Cũng theo ông Khoát, chu kỳ đầu tiên phải mất 5 – 7 năm mới cho thu hoạch, sau đó cây tái sinh bằng chồi và thời gian thu hoạch từ 3 – 5 năm. Nếu tính bình quân mỗi chu kỳ khai thác là 5 năm, với giá vỏ khô 7 triệu đồng/tấn như hiện nay, doanh thu 1ha bời lời chỉ còn… 14 triệu đồng/năm.
Anh Tah – Phó trưởng thôn Kon Maha, xã Hà Đông, Đăk Đoa, Gia Lai, cho biết, quá nửa số hộ trong thôn trồng cây bời lời, trong đó có gia đình anh. Những năm trước thương lái vào tận vườn thu mua, giờ phải chở ra trung tâm huyện, có khi không bán được phải chở về. Trước đây các bộ phận của cây bời lời đều bán được, còn hiện tại thương lái chỉ mua vỏ cây phơi khô loại tốt, giá rẻ như cho. “Với kiểu thu mua nhỏ giọt thế này, muốn chuyển đổi sang trồng cây khác thì chỉ còn nước chặt bỏ thôi…” - anh Tah buồn rầu nói.
 Ở Tây Nguyên, cây bời lời được trồng nhiều nhất tại các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Pah, Chư Prông (Gia Lai) và Kon Rẫy, Kon Plông, Ia H’Drai (Kon Tum)… với diện tích khoảng 1.000 – 3.000ha mỗi huyện. Là cây dễ trồng, không kén đất nên bời lời được khuyến khích trồng, có cả sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình khuyến nông...
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah (Gia Lai) cho biết, toàn huyện có 2.500ha bời lời, trong đó khoảng một nửa diện tích đến tuổi thu hoạch. Huyện đã chỉ đạo Phòng NNPTNT và chính quyền các xã vận động người dân giữ lại vườn cây chờ giá lên. Trong khi đó, bà Tống Thị Nghĩa – Trưởng phòng NNPTNT huyện Sa Thầy (Kon Tum) không chắc chắn đó giải pháp hợp lý. “Nếu giá bời lời tiếp tục giảm sâu, tôi nghĩ không chỉ người nông dân mà cả chính quyền địa phương cũng đang đứng trước bài toán nan giải. Lúc này lựa chọn giải pháp vận động người dân giữ lại hay phá bỏ để trồng cây khác quả thật không dễ”- bà Nghĩa cho biết.
Đồng Nguyên (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null