Lo ngại tình trạng giảm phát ở Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Giá tiêu dùng và giá nhà sản xuất ở Trung Quốc đều giảm trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã rơi vào giảm phát...
Người tiêu dùng mua hàng tại một siêu thị ở Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Người tiêu dùng mua hàng tại một siêu thị ở Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN


Theo số liệu do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố mới đây, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo lạm phát chính) tại nước này trong tháng 7/2023 đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đi ngang trong tháng 6.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI - thước đo chính về giá xuất xưởng) của Trung Quốc cũng giảm 4,4% ở cùng giai đoạn, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp.

Tại các nhà hàng Nanchengxiang ở Bắc Kinh, khách hàng có thể tận hưởng bữa sáng tự chọn gồm ba loại cháo, súp chua cay và sữa. Tất cả chỉ với giá 3 nhân dân tệ (gần 10.000 đồng).

Hiện tại, tiền lương, lương hưu hầu như không thay đổi và thị trường việc làm rất bấp bênh, nhu cầu chi tiêu bị hạn chế.

Chuyên gia kinh tế Andrew Batson của công ty nghiên cứu thị trường Gavekal Dragonomics nhận định, những bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản là nguồn gốc chính cho "cú sốc giảm phát" này. Đây vốn là lĩnh vực chiếm tới 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu yếu kém cũng là yếu tố góp phần vào tình trạng giảm phát của Trung Quốc khi đây vốn là nguồn tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2023 là 5%, mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Ban đầu mục tiêu này được coi là thận trọng, nhưng dữ liệu sụt giảm liên tục trong nhiều tháng qua đã làm tăng thêm tâm lý bi quan về triển vọng tăng trưởng. Trong năm nay, kinh tế Trung Quốc trong quý 2 chỉ tăng 0,8% so với quý 1.

Nhiều nhà phân tích lo ngại tình trạng giảm phát sẽ kéo dài hơn trong lần này, khi các động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức cao kỷ lục trên 20%.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.