"Liều" nuôi giống bò lạ to bự, một ông nông dân tỉnh Bình Định giàu lên nhanh, lãi đều như vắt chanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ cần cù, chịu khó, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, anh Tạ Văn Thạnh (SN 1977, ở thôn Thuận Nhất, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã làm giàu thành công với việc nuôi bò 3B (Belgian Blue Breed).

Năm 2016, được Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh (thuộc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định) hỗ trợ, anh Tạ Văn Thạnh, thôn Thuận Nhất, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn đầu tư 150 triệu đồng mua 10 con bò 3B về nuôi.

Đây là giống bò thịt có nguồn gốc từ Vương quốc Bỉ, trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt cao, thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.

Sau 20 tháng nuôi, bò 3B phát triển tốt, đạt trọng lượng khoảng 400 kg/con, bán xong đàn bò 3B to bự anh Tạ Văn Thạnh lãi khoảng 200 triệu đồng.

 

Không những chăn nuôi bò ngoại giỏi, anh Tạ Văn Thạnh còn “truyền lửa” cho bà con phát triển mô hình chăn nuôi bò 3B tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Không những chăn nuôi bò ngoại giỏi, anh Tạ Văn Thạnh còn “truyền lửa” cho bà con phát triển mô hình chăn nuôi bò 3B tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.


Sau lần nuôi thử nghiệm, anh Thạnh tiếp tục nuôi bò 3B và chịu khó đầu tư nuôi bò đến trọng lượng 600 kg/con mới xuất bán.

Nhờ vậy, anh Thạnh có mức lãi từ nuôi giống bò ngoại 3B này tăng lên đáng kể - hơn 300 triệu đồng/lứa.

Anh Thạnh cho biết: “Khác với giống bò địa phương, bò 3B phải được tắm hằng ngày, chuồng trại phải luôn sạch sẽ. So với các giống bò địa phương, trong cùng một khung thời gian, bò 3B tăng trọng nhiều hơn, chất lượng thịt lại tốt hơn nên hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt, nuôi bò 3B không phải lo lắng đầu ra vì thương lái sẽ tìm đến tận nơi để mua”.

Anh Tạ văn Thạnh còn vận động nhiều người tham gia CLB chăn nuôi bò chất lượng cao của xã Bình Thuận và hằng năm đều tổ chức các buổi thảo luận để cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò tốt hơn.

Tháng 9 vừa qua, anh là một trong số 10 chủ hộ nông dân được Sở NNPTNT tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu Bò thịt chất lượng cao.

Anh Tạ Văn Thạnh tâm sự: “Tôi mong sẽ có thêm nhiều bà con nuôi bò 3B để xây dựng HTX nuôi bò chất lượng cao, phát triển thương hiệu bò 3B tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định”.  



https://danviet.vn/lieu-nuoi-giong-bo-la-to-bu-mot-ong-nong-dan-tinh-binh-dinh-giau-len-nhanh-lai-deu-nhu-vat-chanh-20210128165312724.htm

Theo Khánh Linh (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.