Liên minh Hợp tác xã tỉnh Gia Lai: Nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 5 năm (2016-2020), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các HTX, tổ hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp để phát triển bền vững.
Sản phẩm của HTX Mật ong Phương Di (huyện Ia Grai). Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm của HTX Mật ong Phương Di (huyện Ia Grai). Ảnh: Nguyễn Diệp
Tăng cả chất và lượng
Liên minh HTX tỉnh là cơ quan đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên, tham gia xây dựng chủ trương về phát triển kinh tế tập thể; tuyên truyền, vận động, tư vấn thành lập và hoạt động cho các HTX, liên hiệp HTX; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX. Theo ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch phụ trách Liên minh HTX tỉnh, trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm của các ngành, địa phương, nhất là sự nỗ lực phấn đấu của khu vực kinh tế tập thể, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ của Liên minh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã thành lập được 197 HTX, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Liên minh HTX tỉnh lần thứ V đề ra. Đến nay, toàn tỉnh có 287 HTX và 1 liên hiệp HTX. Trong đó, 229 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 80%), 12 HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 26 HTX giao thông-vận tải, 8 HTX xây dựng, 6 HTX thương mại, 6 quỹ tín dụng nhân dân.
Ngoài ra, toàn tỉnh có 403 tổ hợp tác đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác với số lượng thành viên 3-5 người/tổ. Các tổ hợp tác chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ với quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầu thực tế hộ gia đình, doanh thu bình quân ước đạt 19 triệu đồng/tổ/năm.
Tổng số thành viên HTX khoảng 17.624 người với nguồn vốn hoạt động 527 tỷ đồng, giá trị tài sản ước đạt 233 tỷ đồng. Doanh thu bình quân đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/HTX/năm, lợi nhuận bình quân khoảng 82 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình bình quân 30-35 triệu đồng/người/năm, giải quyết việc làm cho 1.890 lao động. 
Phó Chủ tịch phụ trách Liên minh HTX tỉnh cho biết thêm: Sau khi kiện toàn bộ máy các HTX theo Luật HTX năm 2012, hoạt động của các HTX trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và xác định rõ hơn tư cách thành viên của HTX. Số vốn góp của từng thành viên cũng tăng lên, tạo điều kiện về nguồn lực, giúp các HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên thu nhập của thành viên và người lao động cũng tăng lên.
Các HTX, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã thực hiện tốt các khâu dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất; một số HTX đã tổ chức được dịch vụ đầu ra, tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Trong khi đó, các HTX phi nông nghiệp thì vừa tổ chức sản xuất, vừa kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. Đặc biệt, các HTX bước đầu đã hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc hợp tác, liên kết đang dần trở thành xu thế để HTX nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững. Kinh tế tập thể tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, nhiều HTX đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất như: áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới nước tự động, trồng cây trong nhà lưới kết hợp phun sương, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ… Các HTX đã giúp nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cũng như thay đổi tập quán canh tác để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, các HTX đã chú trọng hướng đến sản phẩm có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc nhằm cung ứng cho thành viên và xã hội các sản phẩm nông nghiệp an toàn, từng bước nâng cao thương hiệu và tính cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, đến nay, có 145 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt 100% so với chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT giao và đạt 64% so với tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong lĩnh vực giao thông-vận tải, các HTX luôn duy trì hoạt động ổn định. Theo đó, các HTX giao thông-vận tải từng bước thích ứng với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả điều hành, kinh doanh; thực hiện tốt các thủ tục pháp lý theo quy định của Nhà nước đối với phương tiện vận tải, đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm xe cơ giới, lắp các thiết bị theo quy định của ngành. Nhiều HTX đã huy động thành viên góp vốn đổi mới phương tiện vận chuyển hiện đại, đa dạng các loại hình phục vụ vận tải hành khách, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển kinh tế tập thể thời gian qua cũng gặp một số khó khăn như: sản xuất nông nghiệp chưa tạo được liên kết bền vững, tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa mặn mà xúc tiến hợp tác làm ăn với các HTX…
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku) sản xuất rau, quả an toàn theo hướng VietGAP. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku) sản xuất rau quả an toàn theo hướng VietGAP. Ảnh: Nguyễn Diệp
Phát triển kinh tế tập thể theo hướng hiệu quả, bền vững
Trong nhiệm kỳ 2016-2020, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ các HTX lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để tham gia Chương trình OCOP. Kết quả, có 12 sản phẩm của 9 HTX đạt chất lượng 3 sao, 4 sao; 6 sản phẩm của 4 HTX được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh năm 2020; 2 HTX có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2020. 

Phát huy những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể và HTX theo hướng hiệu quả và bền vững. 

Theo đó, mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ tới là tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX tỉnh, liên kết chặt chẽ và khai thác lợi thế hệ thống HTX ở các địa phương để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Liên minh HTX tỉnh. Liên minh HTX tỉnh phấn đấu phát triển vững mạnh, đóng vai trò dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Huy động mọi nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất và phát triển các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ HTX phát triển.
Đồng thời, hỗ trợ, tư vấn cho các HTX thành lập mới; tư vấn và cung cấp dịch vụ quản trị, tín dụng, xúc tiến công nghệ và thương mại cho HTX; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho trên 2.000 lượt người tham gia; xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị; phấn đấu 70% HTX đang hoạt động là thành viên chính thức của Liên minh HTX tỉnh. Vận động, tư vấn, hỗ trợ HTX nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ cao, tham gia liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, các sản phẩm OCOP; phấn đấu mỗi năm có 5 HTX sở hữu sản phẩm OCOP.
Sản xuất cây giống chất lượng cao tại Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản xuất cây giống chất lượng cao tại Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Phú Thịnh (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V về giải pháp trong nhiệm kỳ tới, ông Nguyễn Mậu Phong cho biết: Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt, triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tuyên truyền, tập huấn chính sách và pháp luật, hỗ trợ cho cán bộ quản trị và thành viên HTX. Đặc biệt, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tăng số lượng HTX thành lập mới, tạo điều kiện cho HTX huy động các nguồn lực phát triển và hoạt động đúng pháp luật.
Theo đó, Liên minh HTX sẽ chủ trì và phối hợp cùng các sở, ngành tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản và thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với tổ hợp tác, HTX về đăng ký thành lập, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đầu tư... tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động. Liên minh HTX tỉnh chủ trì thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ, cung ứng dịch vụ và giải quyết khó khăn, vướng mắc về quản trị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp cận vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại... cho khu vực kinh tế tập thể, HTX.
Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, hộ cá thể thành lập tổ hợp tác, HTX; phát triển HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, HTX kinh doanh chợ để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho HTX, tổ hợp tác. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Liên minh HTX tỉnh; nâng cao năng lực hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm, khai thác nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế tập thể, HTX.
NGUYỄN DIỆP-QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.