Liên kết sản xuất tiêu xanh trái vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nắm bắt nhu cầu của thị trường, Công ty TNHH một thành viên Tiêu đỏ Gia Lai “bắt tay” hợp tác với nông dân trồng tiêu xanh trái vụ. Hướng đi này mở ra cơ hội liên kết sản xuất hồ tiêu chất lượng, có giá trị thương phẩm cao.  

Hồ tiêu xanh là một loại gia vị đặc biệt trong các món ăn nên nhu cầu thị trường rất lớn. Tuy nhiên, do đặc tính sinh học nên thời điểm thu hoạch thuần vụ chỉ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Từ kinh nghiệm thực tế và nắm bắt nhu cầu thị trường, Công ty TNHH một thành viên Tiêu Đỏ Gia Lai (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) đã bắt tay khởi động Dự án “Liên kết sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu xanh trái vụ” với 30 nông hộ thuộc địa bàn các huyện: Đak Đoa, Chư Păh, Đức Cơ và Chư Pưh nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu chuyên cung cấp hồ tiêu xanh trái vụ số lượng lớn, đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng với giá thành thu mua ổn định.

 Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Hồng
Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Hồng


Đối với phương pháp canh tác truyền thống, nông dân thu hoạch hồ tiêu đồng loạt cùng một thời điểm nên giá thành thường thấp hơn so với trái vụ do nguồn cung khan hiếm. Do đó, việc phát triển sản xuất hồ tiêu xanh trái vụ, đưa ra thị trường với số lượng lớn sẽ giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong khuôn khổ dự án, Công ty TNHH một thành viên Tiêu đỏ Gia Lai ký kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm đạt yêu cầu, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, tuân thủ quy trình canh tác để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Trần Văn Dũng-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn 1 (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) cho biết: “Tôi gắn bó với cây hồ tiêu hơn 15 năm. Gia đình đang canh tác hơn 2.000 trụ tiêu giống Vĩnh Linh. Tôi cũng đã tìm hiểu kỹ càng, đến tận vườn của một số người làm tiêu xanh trái vụ cho thu nhập cao. Khi quyết định tham gia dự án này, tôi trồng thêm 500 trụ để chuyên làm tiêu xanh trái vụ. Hiện nay, tôi và 4 thành viên trong chi hội đăng ký tham gia dự án. Sau đó, chúng tôi mới tiếp tục vận động, chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên khác”.

Theo tính toán của các hộ tham gia dự án, do đặc tính hàng tươi nên việc thu hái hồ tiêu xanh có thể thực hiện trong ngày mưa, không tốn công bảo quản và được Công ty thu mua ngay trong ngày. Để có nguồn thu hái ổn định thì công đoạn đầu tư chăm sóc hết sức quan trọng giúp cây đủ sức cho trái quanh năm. Chia sẻ thêm về việc tham gia dự án, ông Trần Ngọc Châu (thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) cho biết: “Bên cạnh vườn tiêu trồng thuần vụ của gia đình, tôi sẽ trồng thêm 500 trụ để làm hồ tiêu xanh trái vụ. Làm tiêu xanh trái vụ sẽ có nguồn thu quanh năm với giá tốt hơn. Một điểm nữa là doanh nghiệp cam kết đảm bảo về đầu ra, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân”.

Ngay sau khi khởi động dự án, Công ty TNHH một thành viên Tiêu đỏ Gia Lai đã ký kết hợp đồng và hỗ trợ nguồn cây giống cho 15 nông hộ, số hộ còn lại sẽ xúc tiến ký kết trong tháng 7 này. Trung bình mỗi hộ đăng ký trồng mới 500-1.000 trụ hồ tiêu. Trong suốt quá trình triển khai dự án, Công ty sẽ trực tiếp tư vấn, hỗ trợ các hộ về quy trình kỹ thuật chăm sóc, nhân giống cũng như cam kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm trong vòng 5 năm. Thông tin thêm về dự án, ông Trần Quang Sơn-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tiêu đỏ Gia Lai-cho biết: “Làm hồ tiêu xanh trái vụ là cả một quá trình công phu. Vì có tiêu xanh thì mới có nguyên liệu để sản xuất ra tiêu đỏ chất lượng cao. Từ kinh nghiệm của tôi, làm tiêu xanh trái vụ không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần tái canh các vườn hồ tiêu bị chết trước đây nếu tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, chăm sóc theo hướng hữu cơ. Công ty bao tiêu sản phẩm của các hộ với giá tối thiểu hơn 40% so với giá tiêu đen cùng thời điểm. Dự án triển khai bước đầu với quy mô nhỏ, sau đó tiếp tục nhân giống để mở rộng diện tích hồ tiêu xanh trái vụ qua từng năm, đảm bảo nguồn sản phẩm cung ứng ra thị trường”.

Liên quan đến Dự án “Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu xanh” của Công ty TNHH một thành viên Tiêu đỏ Gia Lai, một trong số đối tác chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ quảng cáo Hoàng Nhân (TP. Hồ Chí Minh). Bà Phạm Thị Kim Dung-Giám đốc Công ty-cho biết: “Chúng tôi đã trực tiếp đến vùng nguyên liệu để tìm hiểu quy trình sản xuất, chế biến hồ tiêu tại Gia Lai. Với mong muốn chung tay góp sức cùng doanh nghiệp địa phương, chúng tôi cam kết lo đầu ra cho sản phẩm với nhận diện thương hiệu, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giá cả tương xứng với giá trị chất lượng sản phẩm hồ tiêu Gia Lai”.

 

SƠN CA

 

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.