Lễ chùa Rằm tháng Giêng - nét đẹp cầu an của người Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Người Việt xưa quan niệm: “Cúng cả năm không bằng Lễ chùa rằm tháng Giêng”. Vì thế, vào ngày 14, 15 tháng Giêng hàng năm, người dân Việt nói chung và Gia Lai nói riêng thường đến chùa cầu nguyện, mong ước có cuộc sống bình an, hạnh phúc, đủ đầy.
Thượng tọa Thích Đồng Lạc (hàng đầu tiên)-Trụ trì chùa Bửu Quang (phường Hội Phú, TP. Pleiku) trong nghi thức cúng cầu an cho Phật tử. Ảnh: Đinh Yến
Thượng tọa Thích Đồng Lạc (hàng đầu tiên)-Trụ trì chùa Bửu Quang (phường Hội Phú, TP. Pleiku) trong nghi thức cúng cầu an cho Phật tử. Ảnh: Đinh Yến

Nói về ý nghĩa rằm tháng Giêng, Thượng tọa Thích Đồng Lạc-Trụ trì chùa Bửu Quang (phường Hội Phú, TP. Pleiku) cho biết: Quan niệm của người Việt, thời khắc đầu tiên trong năm rất quan trọng. Ngày mùng 1 tháng Giêng là Tết Nguyên đán, ngày rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu. Cả 2 đều mang hy vọng khởi đầu cho một năm mới hanh thông, may mắn, tài, lộc, quốc thái dân an. Hơn nữa, ngày rằm tháng Giêng, theo truyền thống Phật giáo là ngày Đức Phật hạ thế tại các chùa để nhắc nhở nhau và cam kết sẽ làm theo lời Phật, phụng sự nhân sinh, sống tốt đời đẹp đạo. Vì ý nghĩa như vậy nên người dân đi lễ chùa rất đông.

Người dân đội sớ cầu an rằm Tháng Giêng tại chùa Bửu Quang. Ảnh: Đinh Yến
Người dân đội sớ cầu an rằm Tháng Giêng tại chùa Bửu Quang. Ảnh: Đinh Yến

Từ chiều 23-2 (14 tháng Giêng), theo ghi nhận của P.V, tại một số chùa lớn như chùa Minh Thành, Bửu Quang, Bửu Nghiêm, Bửu Sơn (TP. Pleiku), Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah)... có khá đông người dân đi lễ chùa. 19 giờ tối 23-2, tại chùa Bửu Quang, trong không gian tĩnh lặng hòa quyện vào tiếng chuông chùa ngân vang, đông đảo người dân về đây để cầu an, mong một năm mới an lành, vạn sự hanh thông.

Với bà Nguyễn Thị Hương (hẻm đường Ama Quang, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) việc đi chùa cầu an dịp rằm tháng Giêng đã thành thông lệ từ nhiều năm qua. Ảnh: Đinh Yến
Với bà Nguyễn Thị Hương (hẻm đường Ama Quang, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) việc đi chùa cầu an dịp rằm tháng Giêng đã thành thông lệ từ nhiều năm qua. Ảnh: Đinh Yến

Bà Nguyễn Thị Hương (hẻm đường Ama Quang, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho biết: “Đã thành thông lệ hàng năm, tôi và con cái trong gia đình thường đi lễ chùa dịp rằm tháng Giêng. Đến đây để cầu mong bình an cho mọi người trong gia đình và với tất cả mọi người được ấm no, hạnh phúc”.

Cũng theo bà Hương, từ 8 giờ đến 12 giờ trưa ngày 15 tháng Giêng, chùa Bửu Quang tổ chức cúng sao giải hạn đầu năm và tổ chức bữa cơm chay. 14 giờ chiều cùng ngày, chùa cúng cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. Vì vậy, bà cùng chồng và con trai đến chùa cầu xin sức khỏe, bình an cho gia đình. Sau đó, cả nhà dùng bữa cơm chay tại chùa trong ngày rằm, vừa để xin lộc cho một năm mới được mọi sự tốt lành, hanh thông.

Còn với chị Nguyễn Thị Thu Thủy (hẻm Chi Lăng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) thì: “Từ nhiều năm, cứ đến rằm tháng Giêng là tôi đều đi lễ. Tôi học được rất nhiều điều bổ sung kiến thức cho bản thân. Năm nay, tôi đi chùa Rằm tháng Giêng để cầu mong tâm an, thanh tịnh, làm việc gì cũng suôn sẻ”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nam (hẻm đường Võ Thị Sáu, TP. Pleiku) thì chia sẻ: “Rằm tháng Giêng năm nào tôi cũng đến chùa để cầu an cho vợ (đã khuất) và con cái trong gia đình, một năm mới hạnh phúc, bình yên trong cuộc sống. Đối với tôi, một năm quan trọng nhất 3 ngày rằm. Ngoài rằm tháng Giêng (cầu an) thì còn rằm tháng Bảy (xá tội vong nhân), rằm tháng Mười (Tết Hạ Nguyên là để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, cha mẹ và cầu bình an cho cả gia đình). Qua đó, tôi luôn giáo dục con cháu, chùa là nơi thanh tịnh, đi chùa là để tâm an, cầu mong gia đình hòa thuận, hạnh phúc, con cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn”.

Không chỉ người dân TP. Pleiku, mà sáng ngày 24-2 (rằm tháng Giêng), nhiều người dân ở các huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Mang Yang, Chư Prông cũng tìm đến các chùa trên địa bàn TP. Pleiku đề cầu an. Mẹ con bà Nguyễn Thị Hiền (thôn Hưng Tiến, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) vượt hơn 40 cây số bằng xe máy đến chùa Bửu Quang từ lúc 8 giờ sáng để cầu an, cầu lộc, mong con cái, gia đình bình an và mọi chuyện thuận lợi. Bà nói: “Năm nào cũng thế, rằm tháng Giêng dù có bận rộn thế nào, tôi cũng dành thời gian đi chùa. Đến chùa tôi cầu mọi sự an lành cho gia đình, đó như là điểm tựa cho cuộc sống mỗi khi trong lòng có chuyện không vui”.

Còn nhiều người không có điều kiện đến chùa cầu an ngày rằm tháng Giêng thì cũng có cách riêng như ở nhà nấu những món ăn chay, không sát sinh, nói điều hay lẽ phải. Bà Nguyễn Thị Loan (làng O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho biết: “Năm nay rằm tháng Giêng vào mùa tưới cà phê nên không đến chùa cầu an được thì tôi ở nhà nấu 1 vài món chay cho chồng và con dùng để lòng thanh tịnh, mong một năm mới gia đình bình an, hạnh phúc”.

Rất đông người dân đến chùa Minh Thành (TP. Pleiku) để cầu bình an. Ảnh: Đinh Yến
Rất đông người dân đến chùa Minh Thành (TP. Pleiku) để cầu bình an. Ảnh: Đinh Yến

Năm nay, đi lễ chùa rằm tháng Giêng còn có nhiều gia đình trẻ. Nhiều người cho rằng đi lễ chùa không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn cửa thiền và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. Em Mai Thị Phương Thanh (học lớp 12 ở làng C, xã Gào, TP. Pleiku) bộc bạch: "Đây là lần đầu tiên em theo mẹ đi chùa Minh Thành lễ rằm Tháng Giêng. Đến đây em thấy cảnh đẹp, không gian thanh tịnh. Em mong 1 năm mới mạnh khỏe, đạt được nhiều ước mơ trong cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.