Làng Pốt thoát nghèo nhờ trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ tích cực trồng rừng sản xuất, người dân làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê) có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống. Hiện cả làng chỉ còn 2 hộ nghèo.

 

Phát triển nghề trồng rừng

Ông Võ Văn Thanh-Bí thư chi bộ làng Pốt-cho hay: Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ cây-con giống, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là giới thiệu mô hình trồng rừng sản xuất, dân làng Pốt đã có nguồn thu nhập ổn định, kinh tế ngày một phát triển. Trong làng hiện có 65/74 hộ trồng rừng với tổng diện tích gần 110 ha, trong đó, hơn 20 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm như gia đình các ông: Đinh Mưa, Đinh Văn Hùng… Hiện làng chỉ còn 2 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo.

Vừa bán hơn 2 ha keo được gần 200 triệu đồng, gia đình anh Đinh Bắc quyết định xây lại căn nhà, dự kiến cuối tháng 5 sẽ hoàn thành. Anh Bắc phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 8 ha đất, phần lớn là ở khu vực đồi núi. Năm 2011, tôi chuyển đổi 2 ha đất chuyên trồng bắp, mì sang trồng keo. Đến năm 2015, rừng keo cho thu gần 50 triệu đồng. Có tiền, tôi sửa sang căn nhà sàn cũ và mua bò, dê, cây giống… Những năm sau, tôi chuyển đổi dần. Đến nay, tôi trồng được hơn 7 ha keo, hàng năm đều có thu hoạch. Ngoài trồng rừng sản xuất, gia đình tôi còn chăn nuôi bò, dê. Từ đó mà kinh tế ngày một khấm khá, có tiền lo cho các con ăn học, xây dựng nhà cửa”.

 Ông Đinh Mưa (làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) bên vườn keo của gia đình. Ảnh: N.M
Ông Đinh Mưa (làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) bên vườn keo của gia đình. Ảnh: N.M



Cũng bắt đầu chuyển đổi sang trồng rừng từ năm 2011, đến nay, anh Đinh Đang có 15 ha keo, bạch đàn. Theo chu kỳ 3-4 năm, hầu như năm nào gia đình anh cũng đều có thu nhập. Anh bộc bạch: “Thấy bà con trong làng trồng rừng, mình bắt chước trồng theo, mỗi năm một ít, đám nào lớn đến tuổi thì mình bán. Mình vừa bán 5 ha, trừ chi phí thu về gần 400 triệu đồng”. Tận dụng bìa rừng, bãi cỏ, anh Đang còn nuôi 9 con trâu, 8 con bò, 12 con dê và dựng trại nuôi hàng trăm con gà.

Theo anh Đang, trồng rừng sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật, công chăm sóc mà chi phí lại thấp, chỉ khoảng 8-10 triệu đồng/ha bao gồm giống, công trồng. Chỉ vất vả 2 năm đầu phát cỏ, trồng dặm. Tùy theo diện tích, sản lượng mà lợi nhuận thu về khoảng 50-80 triệu đồng/ha. “Ngoài giá trị về kinh tế, cây keo còn có tác dụng chống xói mòn, cải tạo đất nên bà con trong làng đã chuyển đổi diện tích trồng mì, bắp kém hiệu quả sang trồng loại cây này”-anh Đang nói.

Tích cực chuyển đổi cây trồng

Nhanh tay đảo bạt lúa đang phơi, chị Đinh Thị Biêu kể: “Năm nay hạn hán, 5 sào lúa thu hoạch chỉ được 15 bao, không biết có đủ ăn tới vụ sau không. 2 ha bắp cũng héo khô. May mà hồi đầu năm bán 2 ha cây keo được gần 200 triệu đồng mới có tiền chi tiêu, mua 3 con bò. Số tiền còn lại tôi để dành sang năm đầu tư mua giống tiếp tục chuyển đổi 2 ha đất đang trồng bắp sang trồng keo, nâng tổng diện tích cây keo, bạch đàn lên 5 ha. Năm 2015, tôi xây được ngôi nhà khang trang này cũng nhờ tiền bán keo”.

Chị Đinh Thị Biêu (làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) xây nhà khang trang từ tiền bán cây keo. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Đinh Thị Biêu (làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) xây nhà khang trang từ tiền bán cây keo. Ảnh: Ngọc Minh



Chuyển đổi từ cây nông nghiệp sang cây lâm nghiệp gần 10 năm, đến nay, gia đình ông Đinh Mưa cũng có 6 ha keo và 1 ha bạch đàn. Chỉ tay sang đám keo 3 năm tuổi, ông Mưa nói: “Sau khi thu hoạch, tôi sẽ chuyển đổi khoảng 8 sào đất gần suối sang trồng dừa, quýt đường xen cây dứa. Tôi đã đi tham quan mô hình này của một số hộ quanh đây thấy khá hiệu quả”.

Ông Nguyễn Lê Tiến-Phó Chủ tịch UBND xã Song An-cho biết: Ruộng, rẫy của bà con làng Pốt phần lớn ở khu vực đồi núi có độ dốc cao khiến việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, do liên tục sản xuất nên đất cũng bị bạc màu dẫn đến cây trồng chậm phát triển. Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước, xã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, trình độ canh tác, trong đó có cây keo và cây bạch đàn. Những năm qua, 2 loại cây này có giá cả và đầu ra ổn định, mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với cây mì, bắp.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ngành chức năng trong việc phòng-chống cháy rừng, bảo vệ môi trường rừng; vận động người dân không bán cây non; chỉ đạo cán bộ nông nghiệp thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ bà con trong việc chọn mua cây giống tại các cơ sở có uy tín; tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây keo… Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không chuyển đổi ồ ạt sang trồng một loại cây mà đa dạng các loại để hạn chế rủi ro”-Phó Chủ tịch UBND xã Song An thông tin thêm.

 

 NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.