Làm đẹp trường lớp những ngày nghỉ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bên cạnh chú trọng công tác vệ sinh, khử trùng trường lớp nhằm phòng-chống dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục còn tận dụng khoảng thời gian này để cải tạo cảnh quan học đường. Những bức tường rêu phong được tô điểm sạch đẹp, không ít sân chơi mới và thư viện được dựng lên... hứa hẹn sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi quay trở lại trường.
Nhà vệ sinh của Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku) được trang trí rất sinh động và đẹp mắt. Ảnh: M.T
Nhà vệ sinh của Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku) được trang trí rất sinh động và đẹp mắt. Ảnh: M.T
SÂN CHƠI TÁI CHẾ
Dưới cái nắng ban trưa oi ả, các đoàn viên, thanh niên xã Dun (huyện Chư Sê) cùng một số giáo viên Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du vẫn tỉ mẩn sơn sửa, tạo hình những chiếc lốp ô tô, xe máy cũ để chuẩn bị lắp đặt khu vui chơi cho các em học sinh tại điểm trường làng Pan. Công trình dự kiến gồm các hạng mục: sân bê tông 40 m2, 3 xích đu, 2 bập bênh, 1 bộ bàn ghế với tổng kinh phí gần 20 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa do Đoàn xã Dun vận động hỗ trợ. Thầy Trần Đăng Đông-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Điểm trường làng Pan có 5 lớp khối tiểu học với 188 học sinh, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thiếu cây che mát lẫn ghế ngồi trong khuôn viên điểm trường nên ngoài giờ học các em chỉ biết vui chơi tại lớp. Do đó, khi nghe tin Đoàn xã sẽ tặng điểm trường một khu vui chơi, nhà trường rất mừng. “Chúng tôi đã khẩn trương phối hợp với đoàn viên, thanh niên của xã thực hiện việc đo đạc, chọn địa điểm đặt khu vui chơi và sơn vẽ, trang trí. Đây được xem là món quà ý nghĩa dành tặng học sinh khi các em trở lại trường sau thời gian dài tạm nghỉ học để phòng-chống dịch Covid-19”-thầy Đông phấn khởi nói.
Các giáo viên Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du và đoàn viên, thanh niên xã Dun (huyện Chư Sê) sơn sửa lốp xe cũ để làm khu vui chơi cho học sinh. Ảnh: M.T
Các giáo viên Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du và đoàn viên, thanh niên xã Dun (huyện Chư Sê) sơn sửa lốp xe cũ để làm khu vui chơi cho học sinh. Ảnh: M.T
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), một khuôn viên xanh rộng chừng 1.500 m2 cũng vừa hoàn thành. Công trình này do nhà trường chủ động phối hợp với Đoàn xã triển khai xây dựng trong vòng 20 ngày với nhiều hạng mục như xích đu, bập bênh, xà đơn, sân bóng đá và 4 đường đi, hành lang bằng bê tông kèm mái vòm lợp lá... Trị giá công trình hơn 30 triệu đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của trường và do phụ huynh học sinh ủng hộ. “Để thực hiện, các thầy-cô giáo cùng thanh niên xã đã vào rừng chặt gần 100 cây tre, thu gom lá để lợp; mua thêm trụ hồ tiêu cũ làm cột để tăng thêm sự chắc chắn cho hành lang. Đây vừa là khu vui chơi, vừa được chúng tôi tích hợp thành thư viện thân thiện với mong muốn đem đến cho học sinh một không gian học tập, thư giãn ý nghĩa, bổ ích”-thầy Phan Xuân Dương-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi-thông tin.
“KHOÁC ÁO MỚI” CHO TRƯỜNG HỌC
Tận dụng thời gian học sinh tạm nghỉ, một số trường trên địa bàn tỉnh tiến hành “tân trang” lại trường lớp bằng việc vẽ tranh bích họa, sơn sửa ghế đá, trồng cây xanh, bồn hoa... Không chỉ tạo ra không gian xanh-sạch-đẹp-thân thiện, hoạt động này còn nhằm góp phần chung tay phòng-chống dịch bệnh tại địa phương.
Nhiều công trình ý nghĩa được khẩn trương hoàn thành trong thời gian nghỉ phòng tránh dịch sẽ mang đến điều bất ngờ cho học sinh khi trở lại trường. Ảnh: M.T
Nhiều công trình ý nghĩa được khẩn trương hoàn thành trong thời gian nghỉ phòng tránh dịch sẽ mang đến điều bất ngờ cho học sinh khi trở lại trường. Ảnh: M.T
Khi trở lại trường lớp, chắc hẳn học sinh Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku) sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy những mảng tường cũ kỹ với màu sắc đơn điệu đã không còn nữa. Thay vào đó là các bức tranh sinh động, đầy màu sắc và chứa đựng nhiều thông điệp tuyên truyền ý nghĩa. Thành quả ấy được tạo nên bởi những họa sĩ không chuyên nhưng đầy tâm huyết và khéo léo. “Ý tưởng vẽ tranh trang trí ở hai bên cổng trường, tường lớp học, nhà vệ sinh… đã có từ lâu, song vì không sắp xếp được thời gian nên Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa triển khai. Mãi đến thời điểm học sinh phải tạm nghỉ học để phòng-chống dịch Covid-19, ý tưởng này mới được chúng tôi hiện thực hóa. Ngoài 4 bức tranh cổ động truyền tải thông điệp về an toàn giao thông cho học sinh ở hai bên cổng trường của 2 cơ sở, chúng tôi còn sơn vẽ ghế đá, tường cũ ở lớp học cũng như các nhà vệ sinh, trồng thêm nhiều bồn hoa và khoảng 30 cây cảnh dọc hàng rào phía trước trường nhằm mang lại một không gian tươi mới, sạch đẹp, tăng hứng thú học tập và lòng yêu trường mến lớp trong mỗi học sinh”-thầy Võ Văn Thiết-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay.
Việc vẽ tranh trang trí cũng được nhiều trường học vùng sâu, vùng xa triển khai trong những ngày qua. Đang cùng đồng nghiệp tranh thủ hoàn tất bức vẽ khu rừng cổ tích với muông thú và hoa cỏ tại điểm trường làng Tnang, cô Nguyễn Thị Nhài-giáo viên Trường Mầm non 1/6 (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) phấn khởi chia sẻ: “Cuối cùng, chúng tôi cũng đã hoàn tất việc trang trí cho điểm trường này, sẵn sàng đón trẻ trở lại lớp. Tôi rất vui khi được góp chút tài lẻ của mình để giúp các bé có một không gian học tập, vui chơi tươi mới và sinh động hơn, kích thích thị giác của trẻ. Thông qua những bức tranh đáng yêu, ngộ nghĩnh này, giáo viên cũng có thể bồi đắp cho trẻ về tình yêu thiên nhiên và cuộc sống”.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).