Làm đẹp không gian trường học từ rác thải tái chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nằm ở vùng ven TP. Pleiku với trên 97% học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên và phụ huynh Trường Mầm non Tuổi Hoa (xã Ia Kênh) đã chung tay biến rác thải tái chế thành đồ dùng học tập và các công trình làm đẹp không gian trường lớp.

Ấn tượng của chúng tôi khi tới thăm Trường Mầm non Tuổi Hoa là không gian trường lớp khang trang, sạch đẹp. Trong đó, nổi bật nhất là khu vực hành lang được trang trí bằng những chai nhựa, thư viện thân thiện được làm từ hàng trăm vỏ lon bia, công trình vui chơi được làm từ những chiếc lốp xe cũ. Trong mỗi lớp học, đồ dùng học tập đa dạng về chủng loại được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.

Cô Trần Thị Bình-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Với phương châm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi luôn chú trọng xây dựng không gian trường học xanh-sạch-đẹp với nhiều đồ dùng học tập thiết thực để trẻ được trải nghiệm và học tập tốt hơn. Trong đó, việc tận dụng rác thải tái chế làm các công trình vui chơi, đồ dùng học tập đã được triển khai trong nhiều năm.

“Để tạo ra được những công trình, sản phẩm ý nghĩa này, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã vận động giáo viên, phụ huynh quan tâm nghiên cứu các ý tưởng để sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, phù hợp với trẻ”-cô Bình cho hay.

Trường Mầm non Tuổi Hoa đã sáng tạo trong việc tận dụng rác thải tái chế để tạo ra các công trình vui chơi cho trẻ. Ảnh: H.T

Trường Mầm non Tuổi Hoa đã sáng tạo trong việc tận dụng rác thải tái chế để tạo ra các công trình vui chơi cho trẻ. Ảnh: H.T

Đang cùng với các giáo viên trong trường tận dụng rác thải tái chế để làm những chiếc trống, cây đàn... trang trí tại phòng âm nhạc, cô Tống Thị Thương chia sẻ: “Việc tận dụng rác thải tái chế trang trí lớp học, làm đồ dùng học tập góp phần tạo nên sự gắn kết giữa giáo viên và phụ huynh. Trong quá trình làm, chúng tôi cũng cho trẻ tham gia để các cháu hiểu được tính hữu ích của rác thải tái chế và biết cách phân loại, thu gom rác thải tái chế tại gia đình”.

Chị Rơ Mah Chung (làng Mơ Nú) cho hay: “Hai cháu nhà tôi đang theo học tại Trường Mầm non Tuổi Hoa. Hưởng ứng việc làm đồ dùng học tập từ vật liệu tái chế, tôi thường xuyên phân loại rác thải rồi thu gom các vỏ lon bia, chai nhựa và tìm kiếm tranh, tre để đóng góp.

Ngoài ra, tranh thủ lúc rảnh rỗi, tôi cũng cùng các giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; tham gia dọn vệ sinh, trồng hoa trong khuôn viên sân trường để tạo không gian xanh-sạch-đẹp”.

Còn chị H’Khắp (làng Nhao 1) thì chia sẻ: “Thấy các con được học trong môi trường sạch đẹp như thế này, tôi rất phấn khởi. Tôi sẽ tiếp tục đóng góp vật liệu và phối hợp với các giáo viên làm thêm nhiều đồ chơi cho các con”.

Hiện nay, Trường Mầm non Tuổi Hoa đã sáng tạo được nhiều công trình, đồ dùng học tập để trang trí trong sân trường cũng như phục vụ việc dạy và học. Chính những công trình, đồ dùng này đã tạo hứng thú cho trẻ trong học tập. Cháu Puih Khánh (lớp lá) bày tỏ: “Con rất thích đi học vì trường lớp sạch sẽ và có nhiều đồ chơi, đồ dùng học tập ý nghĩa”.

Còn cháu Nguyễn Khánh Ngọc (lớp lá) vui vẻ nói: “Từ khi tham gia cùng cô giáo làm đồ chơi, đồ dùng học tập, cháu thường xuyên cùng với mẹ phân loại rác thải và thu gom các vỏ lon bia, chai nhựa để đóng góp về nhà trường làm đồ chơi và cũng để góp phần bảo vệ môi trường”.

Mỗi lần làm đồ dùng học tập từ rác thải tái chế, giáo viên thường cho học sinh tham gia để các em hiểu và ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Ảnh: H.T

Mỗi lần làm đồ dùng học tập từ rác thải tái chế, giáo viên thường cho học sinh tham gia để các em hiểu và ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Ảnh: H.T

Cô Trần Thị Bình cho biết thêm: Việc tận dụng rác thải tái chế để trang trí trường học, tạo ra các công trình vui chơi và đồ dùng học tập đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua.

Cụ thể, năm học 2019-2020, nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp”; năm học 2021-2022 được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và tặng bằng khen; năm học 2022-2023 được UBND tỉnh tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước”.

Có thể bạn quan tâm

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

(GLO)- Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường có chỗ ở miễn phí, Đoàn Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Pah) đã triển khai thực hiện dự án "Chỗ trọ 0 đồng" nhằm giúp học sinh nghèo của trường có nơi ở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

Tiếp cận kiến thức từ lớp tin học miễn phí

Tiếp cận kiến thức từ lớp tin học miễn phí

(GLO)- Lớp tin học văn phòng miễn phí do Trung tâm học tập cộng đồng phường Chi Lăng (TP. Pleiku) phối hợp với Trường THPT Chi Lăng triển khai đã giúp cho các học viên có thêm kỹ năng về tin học để tiếp cận các tiện ích từ môi trường mạng nhằm phục vụ cho cuộc sống.
Tháo “ngòi nổ” bạo lực học đường

Tháo “ngòi nổ” bạo lực học đường

(GLO)- Đến nay, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc nữ sinh lớp 11 tên là P.N.N.H. (Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) bị nữ sinh lớp 12 là T.T.M.T. (Trường THCS và THPT Y Đôn, huyện Đak Pơ) đâm tử vong vào tối 6-3.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.