Kỳ vọng vụ hoa tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện người dân trồng hoa ở TP Tuy Hòa (Phú Yên), thị xã An Nhơn (Bình Định), Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (Quảng Ngãi) bắt đầu chăm chút, cắt tỉa, uốn nắn hoa cảnh để chuẩn bị phục vụ dịp tết đang đến gần.

Tại thủ phủ mai vàng miền Trung vùng An Nhơn (Bình Định), thương lái bắt đầu đến các làng hoa để đặt cọc mua mai tết.

Theo nhiều người dân làng mai vàng Háo Đức (thị xã An Nhơn), năm nay, các thương lái chỉ đến rải rác, đặt hàng rất e dè vì lo ngại dịch bệnh, thị trường hoa tết vắng khách.

Ông Nguyễn Châu (62 tuổi, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn) chia sẻ: “Vụ mai tết năm nay, tôi sẽ chỉ xuất bán 500 chậu. Mọi năm thời điểm này, khách ngoài tỉnh đến làng mai đặt cọc hàng nhiều lắm, nhưng nay chỉ lác đác vài ba người. Dịch bệnh đi lại khó khăn, họ ngại đến đặt cọc nên người trồng mai khá lo lắng”.

Tương tự, người trồng quất cảnh tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) như “ngồi trên lửa” do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ không có người mua. Trong khi, một số người trồng hoa cúc tại đây đang kỳ vọng có một cái tết cổ truyền đầm ấm sau một năm khó khăn vì dịch bệnh, bão lũ.


 

 Anh Trương Quốc Thịnh (Thừa Thiên - Huế) chăm sóc cây mai cổ thụ với hy vọng hoa nở đúng dịp Tết Nhâm Dần. Ảnh: VĂN THẮNG
Anh Trương Quốc Thịnh (Thừa Thiên - Huế) chăm sóc cây mai cổ thụ với hy vọng hoa nở đúng dịp Tết Nhâm Dần. Ảnh: VĂN THẮNG


Các vườn chuyên trồng mai chậu tại thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) kỳ vọng thời tiết năm nay thuận lợi cho sự phát triển của cây hoàng mai. “Năm nay nắng mưa rất hợp lý nên hy vọng mai sẽ cho hoa đúng dịp Tết Nhâm Dần”, anh Trương Quốc Thịnh, có thâm niên gần 20 năm trồng mai vàng tại thị xã Hương Thủy, chia sẻ.

Nằm ở phía Đông phá Tam Giang, xã Điền Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) cũng nổi tiếng với nghề trồng mai cảnh. Với hơn 1.000 hộ dân, ngoài việc đồng áng, người Điền Hòa còn thêm cái thú chơi mai, trồng mai để bán dịp tết.

Ông Đặng Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, cho biết, bà con đang tích cực lặt lá hoàng mai, chăm chút rất kỹ, đảm bảo cành không bị gãy, bong tróc nụ để mai nở đẹp, đều đúng dịp Tết Nhâm Dần.

“Từ khi được công nhận làng nghề trồng mai cảnh vào năm 2019, xã Điền Hòa được du khách nhiều nơi biết đến. Cả xã có 300 hộ của 11 thôn trồng mai, trong đó nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo nhờ trồng mai. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh, nhiều hộ đang lo lắng sẽ ít người chơi mai hơn mọi năm”, ông Quang cho biết.

Theo VĂN THẮNG - NGỌC OAI (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null