Kỳ vọng mô hình trồng hoa lan Dendrobium gia công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với UBND xã Tân An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) vừa triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan Dendrobium gia công. Mô hình được kỳ vọng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân Đak Pơ.

Thạc sĩ Lâm Vỹ Nguyên-cán bộ Trung tâm Công nghệ sinh học-cho biết: Xuất phát từ sự hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh với Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai nên đơn vị mong muốn hỗ trợ địa phương một số mô hình sản xuất mới, mang lại thu nhập cao cho người dân. Qua sự kết nối của lãnh đạo xã Tân An, bước đầu, chúng tôi đã chọn thí điểm triển khai mô hình trồng hoa lan Dendrobium gia công với 1 hộ dân ở thôn Tân Phong.

 Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Công nghệ sinh học hướng dẫn người dân huyện Đak Pơ cách trồng hoa lan Dendrobium. Ảnh: Phạm Ngọc
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Công nghệ sinh học hướng dẫn người dân huyện Đak Pơ cách trồng hoa lan Dendrobium. Ảnh: Phạm Ngọc


Theo ông Nguyên, hộ dân mà Trung tâm chọn để triển khai mô hình đã có kinh nghiệm trong trồng hoa, cây cảnh. Trung tâm hỗ trợ cây giống cấy mô cùng nguyên vật liệu, người dân chỉ bỏ công chăm sóc, bón phân. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc cho đến khi cây được 6 tháng thì sẽ thu mua lại theo giá thị trường. Hiện tại, hoa lan trồng trong 6 tháng, Trung tâm thu mua với giá 8.000 đồng/cây; hoa lan cho thu bói là 20.000-50.000 đồng/cây tùy theo từng giống. Trong trường hợp hộ trồng muốn giữ lại một ít cây để lấy hoa thì phải trả lại tiền giống và nguyên vật liệu. Giống hoa lan Dendrobium có màu sắc đẹp, lâu tàn, cho nhiều hoa quanh năm, để chưng lan cắt cành hoặc bán chậu đều có giá trị kinh tế cao. Từ khi vào chậu đến lúc cây lan ra hoa bói khoảng 12-15 tháng. “Trước khi triển khai mô hình, chúng tôi đã giải thích những thắc mắc cho hộ trồng về đầu ra cũng như giá cả. Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều hộ trồng hoa lan Dendrobium đang được ưa chuộng do dễ trồng và thị trường tiêu thụ rất lớn. Thời gian tới, Trung tâm sẽ hỗ địa phương triển khai thêm những mô hình trồng trọt, chăn nuôi giúp người dân nâng cao thu nhập”-ông Nguyên chia sẻ.

Là hộ được chọn thí điểm triển khai mô hình trồng hoa lan Dendrobium, ông Phạm Thành Công cho biết: Ông nhận 2.000 cây lan cấy mô và triển khai trồng từ ngày 5-7. Qua hơn 1 tháng trồng, cán bộ Trung tâm Công nghệ sinh học đánh giá cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thuận lợi của gia đình là có sẵn nhà màng ươm cây giống cùng hệ thống tưới phun sương nên không tốn kinh phí đầu tư. Ông chỉ bỏ công chăm sóc, tưới nước và bón phân theo đúng quy trình đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn. Ngoài ra, cứ 2 tuần, cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã đến vườn ghi lại hình ảnh gửi vào Trung tâm để theo dõi sự phát triển của cây và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh hại trong giai đoạn tiếp theo. “Nếu việc trồng hoa lan diễn ra thuận lợi, đạt yêu cầu và có lãi thì tôi sẽ tiếp tục nhận trồng trong đợt tới. Khi đã nắm vững một số kỹ thuật cơ bản, tôi dự kiến trồng, sản xuất hoa cắt cành kinh doanh hoặc bán chậu để nâng cao thu nhập cho gia đình”-ông Công kỳ vọng.

Qua hơn 1 tháng trồng, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Ảnh: Phạm Ngọc
Qua hơn 1 tháng trồng, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Phạm Ngọc


Theo bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ: Việc Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan Dendrobium gia công đã mở ra hướng làm ăn mới cho người dân. Mặc dù điều kiện sản xuất và tiêu thụ hoa phong lan ở Gia Lai nhìn chung còn hạn chế so với TP. Hồ Chí Minh và một số nơi khác, nhưng qua thực tế thực hiện mô hình cho thấy có thể tận dụng diện tích trong các vườn ươm và lao động nhàn rỗi để nâng cao thu nhập. “Ngoài mô hình này, Trung tâm Công nghệ sinh học cũng có chủ trương phối hợp với địa phương triển khai thêm 2 mô hình nữa cho người dân trên địa bàn. Đó là mô hình sử dụng chế phẩm để khử mùi hôi trong chăn nuôi heo, hạn chế ô nhiễm môi trường và mô hình ngừa bệnh thán thư, nấm hồng trên cây ớt. Hiện nay, 2 loại bệnh này xuất hiện trên cây ớt rất nhiều gây thiệt hại không nhỏ đến thu nhập của người dân”.
 

PHẠM NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.