Kỳ lạ sầu riêng không gai - triệu quả mới có một

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quả sầu riêng đầu tiên không có gai được phát hiện ở Indonesia vào năm 2007 nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lai tạo ra được loại 'siêu hiếm' này.
Sầu riêng vốn được mệnh danh là vua trái cây nhờ hai yếu tố: "mùi thơm" đặc trưng và lớp gai nhọn của nó. Điều gì sẽ xảy ra nếu loại quả huyền thoại này không có những chiếc gai? Hiện tượng bất thường này từng xảy ra và được tìm thấy hơn một thập kỷ trước ở Indonesia.
Quả sầu riêng không gai đầu tiên được ghi nhận vào năm 2007 trên đảo Lombok, phía đông Bali. Nó thuộc một cây nằm trong sân của người dân sống trên sườn núi Rinigate, và mọc bên cạnh những quả sầu riêng có gai chi chít khác.
 
Quả sầu riêng không gai ở Indonesia. Ảnh: SCMP.
Gia đình người này ban đầu sợ không dám ăn vì lo nó có độc. Đến mùa tiếp theo, khi cây ra một trái sầu riêng không gai khác, con trai của nhà này đã quyết định nếm thử và phát hiện ra rằng nó có mùi vị giống như bất kỳ quả sầu riêng nào khác.
"Ơn trời. Mãi mới có một quả sầu riêng mịn khác trong số 50 cây sầu. Mọi người giờ không còn gọi sầu riêng không gai là loại độc dược nữa rồi", Maisin, lãnh đạo trung tâm kiểm tra và chứng nhận hạt giống ở tỉnh West Nusa Tenggara, chia sẻ. Cũng giống như nhiều người Indonesia, Maisin tin vào lời giải thích rằng chỉ có 2% hoa mọc trên cái cây duy nhất này kết thành sầu riêng không gai.
Tuy nhiên, tới nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải chính xác được quả sầu riêng có lớp vỏ nhẵn mịn đó ra đời như thế nào. Theo nhà thực vật học Gregori Gamadi Hambali, đó có thể là kết quả của đột biến tự nhiên hoặc do gen lặn. "Khả năng xảy ra là rất nhỏ", Hambali - nhà nghiên cứu tại trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Mekarsari ở Bogor, phía nam thủ đô Jakarta - cho biết.
 
Quả sầu riêng không gai đầu tiên mọc trên đảo Lombok, phía đông Bali, Indonesia. Ảnh: SCMP.
Từ 50 cành ghép đầu tiên được lấy từ năm 2007, văn phòng nông nghiệp tỉnh West Nusa Tenggara đã sản xuất hơn 23.000 cây giống rồi gửi đi trồng khắp các tỉnh trên cả Indonesia. Nhưng không cây nào trong số đó ra quả không gai.
Các nhà thực vật của vườn trái cây Mekarsari sau đó cũng lấy mô ghép để trồng tại trung tâm. Tính đến năm 2009, vườn này đã nhân giống 1.000 cây và bán cho người dân. Họ giữ lại ba cây để trồng trong vườn nhưng cũng không ra được quả nào không gai.
Ngay cả khoa nông nghiệp của Đại học Mataram cũng cố gắng thử nghiệm nhưng không thành công. Giáo sư Muhammad Sarjan của Đại học Mataram cho biết: "Nếu nguồn gốc của loại sầu riêng không gai này là do di truyền, chúng ta có thể sản xuất hàng loạt bằng phương pháp cấy ghép. Nhưng nếu đó chỉ là đột biến, chúng ta không thể làm gì được".
Dân Việt (Theo Tùng Anh/Ngôi sao/SCMP)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.