Krông Pa: Triển vọng từ giống lúa mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vụ Đông Xuân 2021-2022, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai gieo trồng thí điểm giống lúa SHPT3 và BĐR57 tại xã Ia Rmok và Phú Cần. Thực tế cho thấy, các giống lúa này thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương và cho năng suất cao.
Hàng năm, huyện Krông Pa gieo trồng hơn 4.500 ha lúa nước và 1.200 ha lúa cạn. Trong đó, vụ Đông Xuân có khoảng 2.000 ha và vụ mùa khoảng 3.700 ha với những giống chủ lực như: Q5, DV108, OM6976, OM4900, ML48, HT1, LH12, TH6, IR64. Năng suất lúa bình quân đạt 4,5-4,7 tấn/ha. Để giúp nông dân nâng cao thu nhập từ cây lúa, vụ Đông Xuân 2021-2022, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã triển khai gieo trồng thí điểm giống lúa SHPT3 và BĐR57 trên địa bàn xã Ia Rmok và Phú Cần với diện tích 2 ha. 7 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% lúa giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Gia đình ông Ksor Plú (buôn Bhă Nga, xã Ia Rmok) được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ trồng thử nghiệm 2 sào giống lúa SHPT3. Sau 3 tháng xuống giống, ruộng lúa của gia đình ông phát triển rất tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. “Giống lúa này phát triển tốt và ít bị sâu bệnh. Dự kiến năng suất đạt khoảng 7 tạ/sào, cao hơn so với những giống lúa trước đây. Vụ tới, tôi sẽ chuyển đổi hết 5 sào sang trồng giống lúa này”-ông Plú vui vẻ nói.
Ông Ksor Plú (bìa phải) cùng công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Rmok kiểm tra ruộng lúa. Ảnh: Gia Hưng
Ông Ksor Plú (bìa phải) cùng công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Rmok kiểm tra ruộng lúa. Ảnh: Gia Hưng
Gia đình ông Ksor Munh (buôn Thim, xã Phú Cần) có 6 sào ruộng lúa nước 2 vụ tại cánh đồng Phú Cần. Khi được cán bộ kỹ thuật tuyên truyền, ông đăng ký gieo trồng 2 sào giống lúa SHPT3 và BĐR57. Nhờ được hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật, ruộng lúa không có sâu bệnh hại và phát triển tốt.
Ông Ksor Yim-công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Rmok-cho hay: Qua theo dõi cho thấy, giống mới khá phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và năng suất dự kiến cao hơn 1-1,5 tấn/ha so với các giống lúa mà người dân đang gieo trồng. Với năng suất 6-7 tấn/ha, sau khi trừ chi phí thì người dân lãi 15-20 triệu đồng/ha. “Vụ tới, chúng tôi tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi sang gieo sạ giống lúa mới, đặc biệt là trên những diện tích trồng giống lúa cũ đã thoái hóa để giúp bà con tăng thu nhập”.
Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Giống lúa SHPT3 và BĐR57 do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ sản xuất. Các giống lúa này có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày, phù hợp với điều kiện sản xuất 2 vụ trên địa bàn huyện cũng như trình độ canh tác của người dân. Qua thực tế trồng thử nghiệm có thể đánh giá 2 giống lúa này cho năng suất 6,5-7 tấn/ha. Đặc biệt, các giống lúa này ít đổ ngã và ít nhiễm sâu bệnh hơn các giống lúa khác.
“Vụ mùa sắp tới, từ nguồn kinh phí sự nghiệp phát triển đất trồng lúa, huyện sẽ hỗ trợ khoảng 58 tấn lúa giống SHPT3 và BĐR57 cho người dân gieo trồng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích”-ông Châu nhấn mạnh.
GIA HƯNG

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.