Krông Pa: Lúa cháy khô vì nắng hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích lúa tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) bị cháy khô, không có khả năng phục hồi khiến người nông dân xót xa, lo lắng.

Xót xa nhìn lúa cháy khô

Hơn 1 tháng nay, cứ vài ngày ông Kpă Tuân (buôn Chư Jút, xã Chư Gu) lại ra thăm 5 sào lúa của gia đình. Nhìn đám lúa cháy khô hết ngọn dưới trời nắng gắt, ông Tuân không khỏi xót xa. Ông cho biết: Giữa tháng 7 vừa qua, trời mưa liên tục nên ông làm đất rồi sạ lúa. Nếu thời tiết thuận lợi thì thời điểm này lúa đang trổ bông. Không ngờ, cả tháng 8, trời không có mưa, nước thủy lợi thì người dân phía đầu nguồn bơm hết, không xuống được tới cánh đồng xa khiến ruộng lúa của gia đình ông và nhiều hộ bị thiếu nước trầm trọng. Lúa héo dần rồi khô cháy. “Những năm trước, 5 sào lúa cho thu hoạch 50 bao. Còn vụ này coi như mất trắng. Không biết tới đây lấy gạo đâu để ăn”-ông Tuân than thở.

Bà Ksor H’Păc (buôn Blang, xã Chư Ngọc) cắt bỏ diện tích lúa bị cháy khô. Ảnh: V.C

Bà Ksor H’Păc (buôn Blang, xã Chư Ngọc) cắt bỏ diện tích lúa bị cháy khô. Ảnh: V.C

Gia đình bà Ksor H’Păc (buôn Blang, xã Chư Ngọc) có 7 sào lúa thì một nửa cũng đang chết dần chết mòn vì khô hạn. Biết không thể cứu vãn nên bà quyết định cắt bỏ đám lúa nuôi 5 con bò đang đói thức ăn ở nhà. Bà H’Păc rầu rĩ cho biết: “Đợt trước, bà con còn thăm đồng với hy vọng tìm được cách cứu lúa. Nhưng giờ thì chẳng ai muốn ra đồng nữa. Hơn 1 triệu đồng tiền cày đất, 70 kg lúa giống và tiền phân bón, công cán coi như đổ sông đổ biển rồi”.

Xung quanh ruộng lúa của bà H’Păc, nhiều diện tích cũng đang cháy khô. Theo người dân, mặc dù mấy ngày gần đây có mưa nhưng cây lúa đã quá thì nên không thể làm đòng, trổ bông. Ruộng nào trổ bông rồi thì không thể ngậm sữa nên hạt lép xẹp. Lác đác một số đám ruộng, bà con cắt lúa cho bò ăn hay thả luôn cho bò vào ăn.

Tìm giải pháp tháo gỡ

Xã Chư Gu có diện tích lúa bị hạn nhiều nhất huyện Krông Pa. Vụ mùa 2023, toàn xã có 90 ha lúa thì có 21,6 ha của 66 hộ dân tại cánh đồng Kja bị thiệt hại trên 70%, trong đó, 15,3 ha nằm trong vùng tưới và 6,3 ha ngoài vùng tưới. Đây là mức thiệt hại trên cây lúa nặng nề nhất tại xã trong nhiều năm trở lại đây. Chủ tịch UBND xã Ksor Nhối cho hay: Toàn bộ diện tích lúa bị hạn đều được người dân canh tác ổn định từ nhiều năm nay. Bên cạnh thời tiết nắng hạn kéo dài thì nguyên nhân còn do người dân mở rộng diện tích trồng mía dẫn đến tranh chấp nguồn nước tưới ngay tại đầu nguồn.

Mặc dù chính quyền xã phối hợp với Xí nghiệp Thủy lợi Ia Mlah thành lập tổ điều tiết nước tưới và tổ chức nạo vét kênh mương để tận dụng nước cứu cây trồng nhưng do đầu nối giữa kênh chính N33 với đường mương trạm bơm cũ của xã quá nhỏ dẫn đến tình trạng xả nhiều thì tràn mương, xả ít thì thiếu nước nên khu vực lúa cuối nguồn bị thiếu nước. Phương án khoan giếng bơm nước cứu lúa cũng đã được tính đến nhưng vì xa đường dây điện, chi phí đầu tư cao nên chỉ có 4 hộ dân triển khai. Thời gian tới, huyện cần đầu tư nâng cấp mở rộng đầu nối giữa kênh chính và đường mương cánh đồng Kja để đảm bảo nước sản xuất cho người dân.

5,6 ha lúa vụ mùa của người dân xã Chư Ngọc bị cháy khô vì nắng hạn. Ảnh: Vũ Chi

5,6 ha lúa vụ mùa của người dân xã Chư Ngọc bị cháy khô vì nắng hạn. Ảnh: Vũ Chi

Trong khi đó, xã Chư Ngọc có 5,6 ha lúa của 14 hộ dân bị thiệt hại trên 70% do nắng hạn. Chủ tịch UBND xã Hà Văn Vinh thông tin: Diện tích lúa thiệt hại tập trung tại cánh đồng buôn Blang. Đây là cánh đồng nằm ở cuối kênh thủy lợi N1 lấy nước từ hồ Ia Mlah. Tuyến kênh này đưa vào sử dụng từ năm 2019 với năng lực tưới cho khoảng 20 ha. Những năm trước, bà con canh tác lúa rẫy, vừa tận dụng nước trời, vừa sử dụng nước thủy lợi nên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, vụ này, bà con mở rộng diện tích lúa nước lên gần 50 ha, trong khi nhu cầu sử dụng nước tưới chống hạn cho diện tích mía đầu nguồn tăng cao nên nguồn nước bị thiếu hụt trầm trọng. Khô hạn trúng giai đoạn trổ đòng nên hạt lúa không thể ngậm sữa. Chính quyền địa phương khuyến cáo bà con chỉ sản xuất lúa trong vùng tưới của kênh thủy lợi.

Theo ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, để phòng-chống hạn, ngay từ đầu vụ mùa, Phòng phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực khơi thông dòng chảy, tiết kiệm nguồn nước tưới; đồng thời, chỉ đạo đơn vị quản lý công trình thủy lợi quản lý chặt, điều tiết nguồn nước phù hợp. Tuy nhiên, thời tiết nắng hạn kéo dài từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 khiến nguồn nước thủy lợi không thể đảm bảo đủ tưới cho tất cả diện tích cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Trong đó, 2 xã Chư Gu và Chư Ngọc bị thiệt hại nặng nhất với 27,2 ha.

“Chúng tôi đang đánh giá, thống kê cụ thể thiệt hại để đề xuất cấp trên hỗ trợ người dân theo quy định. Tuy nhiên, về lâu dài, người dân cần chuyển đổi những chân ruộng xa nguồn nước sang trồng các loại cây phù hợp, chịu hạn như: mè, đậu... Thực tế cho thấy những cây trồng này cũng mang lại hiệu quả kinh tế tương đương với trồng lúa, lại đỡ tốn công chăm sóc. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất huyện bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng”-ông Châu cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null