Krông Pa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.

Năm 2011, Krông Pa có 6.425 hộ đồng bào DTTS nghèo, chiếm trên 80,1% tổng số hộ nghèo toàn huyện. Để giảm hộ nghèo, huyện đã triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn triển khai thực hiện cuộc vận động một cách quyết liệt, có chiều sâu. Trong đó, huyện ưu tiên hỗ trợ hộ đồng bào DTTS đầu tư về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, điện nước, hỗ trợ bảo hiểm y tế khám-chữa bệnh, hỗ trợ học tập cho con em đồng bào DTTS và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu… Đến cuối năm 2021, toàn huyện còn 3.318 hộ đồng bào DTTS nghèo.

 Người dân tham quan mô hình trồng giống lúa mới SHPT3 tại xã Ia Rmok. Ảnh: Lê Nam
Người dân tham quan mô hình trồng giống lúa mới SHPT3 tại xã Ia Rmok. Ảnh: Lê Nam


Năm 2020, gia đình ông Nay Hoa (buôn Ia Jip, xã Chư Drăng) vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thông qua ủy thác của Hội Nông dân huyện để chăn nuôi dê. Ông Hoa cho biết: “Dê dễ chăm sóc và phát triển đàn nhanh, cứ 2 năm thì đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-3 con. Đến nay, với mô hình chăn nuôi dê, bò, gia đình tôi đã trả xong nợ ngân hàng, làm được ngôi nhà khang trang và có cuộc sống ổn định hơn”.

Trước đây, gia đình chị Rơ Châm HVót (buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng) cũng thuộc diện hộ nghèo. Từ năm 2016, sau khi tham gia tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và được hướng dẫn chi tiêu trong gia đình hợp lý, tiết kiệm, gia đình chị đã thoát nghèo. “Nhà tôi có gần 3 ha đất sản xuất nông nghiệp. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây mì cho năng suất cao hơn. Ngoài ra, tôi còn áp dụng luân canh giữa cây mì với các cây ngắn ngày khác như: mè, đậu đen, bắp. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình tiết kiệm 30-50 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đã làm được căn nhà sàn rộng 90 m2, có xe máy, ti vi và có điều kiện lo cho con học hành”-chị HVót vui vẻ nói.

Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã lồng ghép triển khai các phong trào như: “Vận động hộ hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Phụ nữ DTTS tiết kiệm 5-10 triệu đồng”, “Nói không với tín dụng đen”, “Câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, vận động hộ phụ nữ DTTS tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiếp cận các nguồn vốn vay và hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Đồng thời, tuyên truyền, vận động xóa bỏ các tập tục lạc hậu như: ma chay, cưới hỏi tổ chức dài ngày, mê tín dị đoan... Bà Phan Thị Chương-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện-cho hay: “Với số tiền tiết kiệm được, chị em sẽ có điều kiện để chăm lo cho con em mình học tập, mua sắm các vật dụng thiết yếu hoặc tái đầu tư sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”.

Người dân buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thuốc lá. Ảnh: Lê Nam
Người dân buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thuốc lá. Ảnh: Lê Nam


Trao đổi với P.V, bà Cao Thị Viễn Phương-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-cho biết: Cuộc vận động đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều hộ đồng bào DTTS có chuyển biến tích cực trong nhận thức, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo. Cuộc vận động cũng đã đi vào chiều sâu, nhằm góp phần cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

“Thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tiếp tục phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động. Đồng thời, nhân rộng mô hình đến các buôn, làng có đồng bào DTTS sinh sống, mỗi buôn chọn 4-5 hộ làm điểm để tuyên truyền, vận động giúp đỡ các hộ vươn lên thoát nghèo. Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện trích từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ mỗi xã 3-5 hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh”-bà Phương thông tin thêm.

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

(GLO)- Ngày 12-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.