Krông Pa: Hàng trăm giáo viên, nhân viên bị nợ lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm học 2017-2018 đã kết thúc nhưng đến thời điểm hiện tại, hàng trăm giáo viên, nhân viên hợp đồng tại huyện Krông Pa, Gia Lai vẫn mòn mỏi chờ lương 2 tháng cuối cùng của năm học. 
 Công tác dạy và học tại huyện Krông Pa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu cắt hợp đồng với giáo viên và nhân viên. Ảnh: Văn Ngọc
Công tác dạy và học tại huyện Krông Pa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu cắt hợp đồng với giáo viên và nhân viên. Ảnh: Văn Ngọc
Trong năm học 2017-2018 vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Krông Pa đã phải hợp đồng với 148 giáo viên, nhân viên để đảm bảo công tác dạy và học trên địa bàn. Tuy nhiên, ngày 27-3-2018, Sở Tài chính đã có văn bản số 581/STC-QLNS về việc kiểm soát chi đối với hợp đồng làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Theo công văn này, các địa phương trên địa bàn tỉnh buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với các giáo viên, nhân viên trong thời điểm năm học chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc. Để đảm bảo công tác chuyên môn, phòng GD-ĐT huyện Krông Pa đã thông báo đến các trường rằng các giáo viên, nhân viên vẫn tiếp tục công tác nhưng sẽ tạm ngưng trả lương. 
Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Krông Pa, thời điểm có Công văn của Sở Tài chính, các trường đang tiến hành ôn tập cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm học nên nếu cắt hợp đồng với các giáo viên, nhân viên thì sẽ gây nên tình trạng xáo trộn, mất ổn định, ảnh hưởng đến việc dạy và học. Do vậy, huyện chủ trương ưu tiên cho việc dạy và học rồi sẽ tìm phương án để trả lương cho gần 150 giáo viên, nhân viên hợp đồng. 
Đến thời điểm hiện tại, khi năm học 2017-2018 đã khép lại, các giáo viên, nhân viên hợp đồng trong diện tạm ngưng trả lương vẫn chưa nhận được lương của tháng 4 và tháng 5 năm 2018. Một giáo viên tại xã Chư Ngọc bị nợ lương chia sẻ: “Đến tháng 5 thì tôi được thông báo thanh lý hợp đồng nhưng lại không thấy trả lương. Khi tôi hỏi bộ phận kế toán thì được trả lời là chưa có tiền, khi nào có thì sẽ thông báo đến nhận. Không có lương 2 tháng này nên tôi gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ngoài đi dạy tôi cũng phải buôn bán hàng trên mạng để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Cũng may là tôi có gia đình ở huyện chứ nhiều giáo viên ở xa đến dạy còn phải thuê trọ, đi dạy xa xôi mà đến giờ vẫn chưa nhận được lương”. 
Việc các giáo viên vẫn đi làm nhưng không có lương khiến nhiều trường khá loay hoay. Phó Hiệu trưởng một trường Mầm non trên địa bàn huyện bày tỏ: “Trường tôi chỉ có 7 biên chế nhưng có đến 11 lớp, trong đó có những lớp bán trú phải yêu cầu 2 giáo viên đứng 1 lớp. Năm học vừa qua trường tôi phải hợp đồng với 5 giáo viên cùng 4 nhân viên y tế, kế toán và cấp dưỡng. Nếu không có hợp đồng thì không tài nào đảm bảo được việc chuyên môn. Hiện giờ các giáo viên, nhân viên hợp đồng vẫn chưa nhận được lương, nhà trường cũng chỉ biết động viên để họ yên tâm chờ huyện rồi sớm muộn gì cũng được trả lương chứ toàn huyện đều vậy chứ không riêng gì trường mình. Nhiều giáo viên ở xa, có con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn mà bị nợ 6-7 triệu tiền lương thực sự cũng là một số tiền lớn”.         
Trước tình hình này, ngày 28-5 vừa qua, UBND huyện Krông Pa đã có văn bản số 593/UBND-VX gửi UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Sở GD-ĐT. Theo đó, UBND huyện đã căn cứ theo các quy định liên quan, UBND huyện cho rằng các nhân viên bao gồm kế toán, văn thư, thư viện, y tế, nấu ăn, bảo vệ không thuộc nhóm vị trí làm việc gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp-đối tượng kiểm soát chi theo công văn số 581 của Sở Tài chính. Từ đó UBND huyện đề nghị UBND tỉnh cùng các Sở, ngành liên quan cho ý kiến về số nhân viên nêu trên có thuộc đối tượng được hợp đồng lao động trong các đơn vị trường học hay không để có phương án trả lương. 
UBND huyện Krông Pa cũng cho biết huyện đang có tình trạng thiếu giáo viên theo định mức và phải hợp đồng giáo viên trong định mức để duy trì dạy và học. Do đó, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ngành xem xét lại chủ trương tại công văn số 581 của Sở Tài chính, cụ thể là chỉ chấm dứt hợp đồng đối với số lao động vượt định mức quy định và không sử dụng ngân sách để chi trả lương cho số hợp đồng vượt định mức quy định. UBND huyện Krông Pa chỉ ra rằng, hiện nay và trong thời gian tới, nếu chấm dứt hợp đồng giáo viên trong định mức nhưng chưa được giao biên chế sự nghiệp thì nhiều đơn vị trường sẽ không có giáo viên dạy thay thế. 
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.