Krông Pa: Giảm 54 thôn, buôn, tổ dân phố sau sáp nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 23-9, đoàn công tác do ông Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, làng, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện Krông Pa.
Thực hiện Đề án sáp nhập thôn, buôn, tổ dân phố giai đoạn 2018-2021, huyện Krông Pa đã giảm số thôn, buôn, tổ dân phố từ 131 xuống còn 77; giảm số người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, buôn, tổ dân phố từ 1.310 xuống còn 770 người. Số nhà văn hóa ở các khu dân cư giảm từ 122 xuống còn 45. Tổng kinh phí phụ cấp, hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, buôn, tổ dân phố trước khi sắp xếp là trên 16,4 tỷ đồng; sau khi sáp nhập giảm còn trên 10,6 tỷ đồng, tiết kiệm được hơn 5,8 tỷ đồng/năm. Từ nguồn tiết kiệm, địa phương đã hỗ trên 581 triệu đồng cho 212 đối tượng.  
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh tại huyện Krông Pa. Ảnh: Vũ Chi
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh tại huyện Krông Pa. Ảnh: Vũ Chi
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất trong quá trình sáp nhập là sự phân biệt trong giải quyết chế độ chính sách khi các đối tượng trực tiếp tham gia làm việc ở thôn, buôn, tổ dân phố gồm các chức danh: Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Bí thư Chi Đoàn dôi dư sau sáp nhập không được hỗ trợ. Bên cạnh đó, một số thủ tục hành chính, đặc biệt là khi người dân đăng ký quyền sử dụng đất phải sửa đổi thông tin gây tốn kém kinh phí…
Phát biểu kết luận buổi giám sát, ông Thái Thanh Bình đánh giá cao việc thực hiện công tác sáp nhập thôn, buôn, tổ dân phố của huyện nhận được sự đồng thuận cao của người dân, giúp tinh gọn bộ máy hành chính, tiết kiệm nguồn ngân sách, tạo điều kiện giao lưu, hỗ trợ phát triển kinh tế giữa các địa phương. Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh nhấn mạnh: Sau sắp xếp, các địa phương của huyện cần tiếp tục phổ biến kỹ các chính sách của Nhà nước đến với người dân, có giải pháp phù hợp khắc phục các khó khăn, tránh xảy ra khiếu nại. Đặc biệt, huyện cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực thôn, buôn, tổ dân phố đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Bok Núp được biết đến nhiều với vai trò là một vị anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, tôi lại muốn kể về một bok Núp ở làng-một già làng, một nông dân thực thụ, một người yêu và thấm đẫm chất văn hóa Bahnar.
Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.