Kông Chro mùa gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Tôi đến Kông Chro cũng đã trên dưới 20 lần. Đó là những chuyến từ thiện, tuyển sinh đào tạo nghề, những lần cùng bạn thư thả chiêm ngắm vùng đất giàu bản sắc văn hóa.

kong-chro-mua-gio-bg.jpg
Một góc thị trấn Kông Chro. Ảnh: Nguyên Võ

Trong suy nghĩ của tôi, Kông Chro luôn hiền hòa, ấm áp yêu thương bởi những ánh mắt trong sáng của các thiếu nữ Bahnar trong váy hoa thổ cẩm. Nhớ những bước xoang điệu nghệ của các mẹ, các chị. Lại nhớ âm thanh của đại ngàn vọng về từ những đám rừng thưa mà tôi từng chìm sâu vào nó khi lạc bước ở Kông Chro ngày còn trẻ.

“Nhà dài như tiếng chiêng ngân”, ai đó đã từng ví von như vậy. Vậy mà tiếng chiêng của người Kông Chro cứ ngân dài, vang mãi, để tôi như lạc bước ở buổi chiều trong lễ bỏ mả với bời bời xúc cảm.

Kông Chro đang trong những ngày trở gió. Những vạt cỏ đuôi chồn bừng trên những cung đường uốn lượn của miền đất đỏ bụi mờ. Lớp cỏ ấy vươn mình cùng nắng, cùng gió khiến bao người thương nhớ, xuyến xao.

Kông Chro nằm nép mình bên dòng sông Ba lặng lẽ. Mùa này, nước ăm ắp, đủ đầy. Những ruộng mía, rẫy bắp, đậu cứ thế ngời lên sắc màu no đủ. Sau 10 năm trở lại, tôi phải thốt lên: “Ơ, Kông Chro nay khác quá”. Nó khác hẳn cái thị trấn buồn tẻ tôi từng lấy bối cảnh cho truyện ngắn “Những mảnh ghép ở Ê ban” của mình.

Trong truyện ấy, nhiều độc giả đã nói với tôi rằng, tại sao có miền đất khó thế, khổ thế, tại sao có những người vì thế mà gắn cả quãng thanh xuân ở miền đất gió táp lên, nắng gắt lên, đọc mà buồn hắt, buồn hiu…

Thật khó để giải thích mọi thứ. Tình cảm như một sợi dây vô hình để mà kết nối, gần gũi, yêu thương. Như cái cách tôi từng đến Kông Chro, thoáng đến, chợt đi khi yêu thương chưa kịp đong đầy.

Những thứ thoáng qua như cái nắng gay người, cái gió khô thốc đã khiến lòng tôi có lúc ngần ngại. Để rồi, khi tôi quay trở lại với đất và người Kông Chro bỗng dưng trong mình dâng lên niềm yêu thương vô bờ bến. Hóa ra, tình yêu chỉ đến khi mình đắm chìm, suy tưởng, gắn kết và nghĩ cho nhau nhiều hơn.

Tôi trở lại Kông Chro với những lớp học về phát triển bền vững và bình đẳng giới. Tôi đã nói say sưa trước những người mẹ vừa cho con bú vừa ghi ghi chép chép, những người cha để đứa trẻ nằm thiêm thiếp trên đùi. Tôi đã nói với các học viên của mình rằng, bà con Bahnar mình rất thông minh, dũng cảm, trung thành và cũng rất cởi mở trong giao tiếp, đón nhận kiến thức.

Về Kông Chro lần này, tôi có một buổi chiều ngồi ở nhà sàn với những hình hoa văn trang trí điệu nghệ, nghe mưa nhẹ rơi. Phóng mắt về phía xa, ở đỉnh ngọn cây xoài, núi đàng xa, tôi thấy những cơn mưa che kín. Mưa rừng. Bạn tôi nhắn mưa sẽ to, nước sông sẽ đầy lên, tràn ra, đi đâu nhớ cẩn thận. Cái hơi nước ám vào không khí. Cái lạnh đến nhanh. Từ xa, ánh trăng mờ ảo hiện ra sau cơn mưa rừng vừa dứt.

Mỗi miền đất đều đọng lại trong ta cảm giác yêu thương, nhất là khi miền đất ấy đã trở mình, đổi khác. Quảng trường Kông Chro lấp lánh ngày nắng lên, ánh mặt trời phản chiếu để lá cờ tung bay phấp phới. Tôi lại mong muốn Kông Chro vươn mình phát triển, để nhịp chiêng nối dài ngân vang khắp các buôn làng.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.