Kon Thụp: Vừa xuống giống cây trồng đã gặp hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi có vài cơn mưa đầu mùa, thấy đất đủ độ ẩm, nhiều nông dân ở xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã xuống giống mì, lúa, bắp vụ mùa. Không ai ngờ sau đó nắng nóng lại kéo dài khiến hàng trăm héc ta cây trồng bị thiệt hại.



Ông A Nấp-Chi hội trưởng chi hội Nông dân làng Đak Trang-cho biết: “Sau 3 trận mưa lớn liên tiếp hồi cuối tháng 4, thấy đất đủ độ ẩm, 3 anh em tôi xuống giống cùng lúc 2,4 ha mì. Vừa trồng xong thì nắng nóng trở lại và kéo dài liên tục gần 20 ngày khiến hom mì khô đét. Gia đình mới bỏ ra 3 triệu đồng để mua hom mì chờ trồng lại”. Theo ông A Nấp, mọi năm, đến tháng 5 là có mưa nhiều rồi. Nhưng năm nay, từ cuối tháng 4 đến gần hết tháng 5, nắng nóng liên tục dẫn đến nhiều hộ trồng mì, lúa vụ mùa trên địa bàn bị thiệt hại. Không chỉ vậy, hạn hán còn làm 1.500 cây cà phê của gia đình ông bị cháy lá.

 Cán bộ xã Kon Thụp (bìa trái) kiểm tra diện tích mì bị thiệt hại của gia đình ông Gưnh (làng Dơ Nâu). Ảnh: N.D
Cán bộ xã Kon Thụp (bìa trái) kiểm tra diện tích mì bị thiệt hại của gia đình ông Gưnh (làng Dơ Nâu). Ảnh: N.D



Gia đình ông Gưnh (làng Dơ Nâu) cũng có cây trồng vụ mùa bị thiệt hại do nắng hạn. Ông cho hay: “Vừa rồi, tôi trồng gần 2 ha mì nhưng nắng hạn kéo dài làm cây chết cục bộ. Hiện hom mì khan hiếm nên giá tăng lên 20 ngàn đồng/bó10-12 cây. Không chỉ cây mì mà 1 ha lúa nước vụ mùa cũng không mọc nổi trong khi giống lúa chỉ đủ gieo sạ một lần. Giờ tôi đang gieo mạ để cấy lại”.

Theo tổng hợp sơ bộ của UBND xã Kon Thụp, từ ngày 20 đến 23-4, trên địa bàn xã có 3 cơn mưa lớn liên tiếp. Thấy đất đủ độ ẩm, người dân đã xuống giống lúa, mì, bắp, rau các loại. Tuy nhiên, sau đó, nắng nóng kéo dài gần 1 tháng dẫn đến hạn hán, gây thiệt hại trên 413 ha cây trồng, trong đó có hơn 96,5 ha lúa vụ mùa, 172,68 ha mì, 117,92 ha cà phê, 25,2 ha hồ tiêu, 1,2 ha bắp… Thiệt hại nặng nhất là làng Dơ Nâu với 79,32 ha.

Ông Phan Nguyễn Vi Sa-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Thụp-thông tin: Xã đang tập trung kiểm tra diện tích cây trồng thiệt hại để hoàn tất hồ sơ đề nghị huyện hỗ trợ giống mì và lúa nước cho bà con gieo trồng lại. Đặc biệt, xã tuyên truyền, vận động người dân sử dụng giống mì đảm bảo chất lượng, hạn chế giống cũ dễ mang mầm bệnh dẫn đến thiệt hại. Mong muốn của bà con hiện nay là sớm được hỗ trợ giống mì và lúa nước để gieo trồng cho kịp thời vụ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Ngọc Cơ-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: “Mọi năm, thường cuối tháng 4 đã có mưa đều, đất đủ độ ẩm để người dân xuống giống mì, lúa địa phương. Nhưng năm nay, sau khi xuống giống xong thì nắng nóng kéo dài trở lại dẫn đến thiệt hại về nguồn giống. Hiện tại, xã Kop Thụp tiếp tục thống kê thiệt hại, hướng dẫn người dân làm đơn kê khai theo đúng quy trình thủ tục để được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước”.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.