Kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vài ngày trước, ghé thăm nơi ở của vợ chồng đứa cháu là sĩ quan, tôi thấy nể phục cách làm của một đơn vị quân đội. Hai vợ chồng sử dụng một căn hộ trong khu tập thể của đơn vị trên đường Triệu Quang Phục, TP. Pleiku.

Căn hộ gồm: phòng khách, phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh với tổng diện tích trên 70 m2. Khu tập thể được xây dựng rất bài bản gồm nhiều dãy nhà song song và đối diện nhau, đường đi nội bộ đổ bê tông rộng rãi, cao ráo, sạch sẽ. Cả khu có khoảng 500 căn hộ như vậy. Hàng tháng, mỗi chủ hộ (hầu hết là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị) chỉ phải trả tiền thuê chưa đến 500 ngàn đồng/căn.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Vừa tiện nghi, bảo đảm an ninh trật tự, lại gần cơ quan… các căn hộ kiểu này quả thật đã đáp ứng được yêu cầu cần thiết của người thuê nhà hiện nay. Ngẫm lại, rất nhiều hộ gia đình đang ở nhà thuê (phòng trọ) trên địa bàn TP. Pleiku chỉ mong thuê được một căn hộ như vậy. Có lẽ do nhu cầu thuê ngày càng tăng trong khi số lượng phòng trọ hiện có không đáp ứng đủ nên mấy năm gần đây, phong trào xây nhà cho thuê tại TP. Pleiku tăng mạnh. Ngay trên con hẻm nhà tôi đang ở đã có trên hai chục nhà cho thuê phòng trọ và hiện vẫn còn mấy hộ khác đang tiếp tục xây thêm. Thường mỗi phòng trọ chỉ rộng khoảng 20-30 m2, khép kín, nhưng giá thuê khá cao, không dưới 700 ngàn đồng/phòng/tháng, thậm chí có phòng lên đến 1,2 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện và nước.

Một đồng nghiệp của tôi có nhà trọ cho thuê trên đường Lê Quý Đôn kể, 10 phòng trọ anh xây và kinh doanh từ năm 1992, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng. Cộng với khoản lương hưu, vợ chồng anh dư tiền ăn tiêu hàng tháng. Nhưng như anh kể, anh chỉ cho thuê đối với những người có việc làm ổn định, còn những đối tượng không rõ nhân thân, nhìn tướng mạo cảm thấy bất an thì anh lắc đầu.

Thực ra, nếu chuyên kinh doanh nhà trọ thì chủ nhân cũng phải đầu tư khá nhiều. Sau khi xây dựng dãy phòng trọ có phòng khách, phòng ngủ, bếp và nhà vệ sinh khép kín (có nơi còn làm gác lỡ), khoan giếng, lắp bồn chứa, công trình cấp nước và điện sinh hoạt thì còn phải đầu tư thêm mạng internet, dây cáp ti vi… nghĩa là phải có đầy đủ tiện nghi để phục vụ khách trọ. “Có như vậy mới thu của người ta một tháng 7-8 trăm ngàn đồng hoặc hơn nữa”-bạn tôi tâm sự như vậy.

Ước tính hiện nay, trên địa bàn  TP. Pleiku có ít nhất 3.000 phòng trọ, phần lớn tập trung ở các phường: Ia Kring, Hội Phú, Phù Đổng… Rõ ràng, việc đầu tư kinh doanh phòng trọ, nhà trọ đã giải quyết được nhu cầu nhà ở cho các hộ gia đình, các cặp vợ chồng mới cưới và cá nhân ra riêng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình hình an ninh trật tự tại các khu nhà trọ phần lớn không bảo đảm, nhất là nạn trộm cắp thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý của người ở trọ.

Dẫu thế nào, kinh doanh nhà trọ là một trong những hướng làm ăn ổn định và có lãi. Thế nhưng, cũng theo một chủ nhà trọ cho biết thì hiện tại, hình thức kinh doanh này không lãi bằng kinh doanh phòng nghỉ. Tại sao vậy? Trước hết, đầu tư phòng nghỉ (nhà nghỉ) không tốn nhiều tiền như đầu tư kinh doanh khách sạn, khâu quản lý cũng không quá phức tạp như kinh doanh nhà trọ, diện tích sử dụng mỗi phòng cũng chỉ khoảng vài chục mét vuông. Phòng nghỉ  chủ yếu dành cho khách sử dụng trong một thời gian ngắn, thường mỗi giờ dưới 100 ngàn đồng và nếu thuê qua đêm thì trên dưới 200 ngàn đồng. “Họ vào chừng nửa giờ hoặc một giờ rồi ra, vậy là có cả trăm rồi”-anh chủ nhà trọ kể chuyện cho tôi khẳng định chắc nịch như vậy! Đối tượng nào thường thuê phòng nghỉ và thuê để làm gì, câu hỏi này mời các bạn thử xách xe đi dạo một vòng tìm hiểu xem. Chỉ biết rằng, ở vùng gần ngoại thành, gần các khu du lịch… phòng nghỉ mọc lên nhanh và khá nhiều.

Kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ thực ra không giản đơn như chúng ta tưởng!

Nguyên Anh

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.