Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 17-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại phiên giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên giải trình và trả lời chất vấn trước QH ngày 17-11Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên giải trình và trả lời chất vấn trước QH ngày 17-11 (Ảnh: TTXVN)


Trong bài phát biểu, về vấn đề phòng chống tham nhũng và lãng phí, Thủ tướng khẳng định: “Chúng ta đã rất quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác này nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu. Như các vị đại biểu (ĐB) Quốc hội và cử tri đã nêu, tham nhũng còn phổ biến và nghiêm trọng. Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng.
 


Không tham gia TPP, VN vẫn hội nhập sâu

Trả lời băn khoăn của một số ĐB về tương lai của Hiệp định thương mại TPP trong bối cảnh hiệp định này không nhận được đồng thuận của ông Donald Trump - tổng thống tân cử của Mỹ, Thủ tướng khẳng định: “Không tham gia TPP chúng ta vẫn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới”. Đó là vì VN có 12 hiệp định thương mại tự do, nếu có tham gia TPP thì rất tốt, nhưng không tham gia TPP thì vẫn tiếp tục hội nhập nền kinh tế của các chương trình VN đã làm thời gian qua và tiếp tục có chương trình hội nhập quốc tế thời gian tới, kể cả với ASEAN.

Tập trung hoàn thiện thể chế; kiểm soát quyền lực; xóa bỏ cơ chế xin cho; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công khai minh bạch; làm tốt công tác kiểm soát thu nhập; thay đổi văn hóa sử dụng tiền mặt, chuyển mạnh sang thanh toán qua tài khoản. Ngăn chặn, loại bỏ lợi ích nhóm, nhất là trong những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: đầu tư công, tài sản công, cổ phần hóa DNNN, các dự án BT, BOT, đất đai, tài nguyên... và trong công tác cán bộ. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Xóa bỏ tư duy cuối nhiệm kỳ, không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”.

Không dùng tiền thuế bù các dự án lỗ nghìn tỉ

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Phi Thường (TP.Hà Nội) đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm xử lý đối với 5 dự án thua lỗ lớn là Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất, dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) và Nhà máy đạm Ninh Bình, Thủ tướng khẳng định: “Không sử dụng tiền thuế của dân để bù cho những việc lỗ này”. Hướng giải quyết theo Thủ tướng là nếu không sử dụng được thì bán khoán, cho thuê. “Thậm chí phá sản cũng là rất cần thiết để làm sao không phải những khoản thua lỗ, đắp chiếu này là gánh nặng của nền kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh. Tuy vậy, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ xem xét cụ thể từng dự án để sử dụng những tài sản đó một cách tốt nhất. Với câu hỏi của ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh), Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục làm rõ hơn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây thua lỗ.

 

Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 nằm trong nhóm thua lỗ nghìn tỉ
Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 nằm trong nhóm thua lỗ nghìn tỉ


Là người đầu tiên chất vấn Thủ tướng, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) dẫn số liệu của Bộ Nội vụ cho biết trong năm 2015 có 75% công chức, 82% viên chức trên tổng số công chức, viên chức vi phạm có hành vi tham ô, tham nhũng, cờ bạc... “Đề nghị Thủ tướng cho biết Thủ tướng có quyết tâm, quyết liệt chấn chỉnh được thực trạng nêu trên không, giải pháp xử lý thế nào?”-ĐB Học đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng khẳng định: “Phải loại bỏ những cán bộ hư hỏng, thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy. Đây là một yêu cầu hết sức cấp bách, vì vậy cần có những chủ trương, biện pháp hết sức cụ thể trong Đảng, Nhà nước, trong hệ thống chính trị”. Thủ tướng cũng cho biết vừa ký chỉ thị về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Cùng với đó là vấn đề công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực hạn chế tình trạng xin- cho, nhất là những vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách, tài nguyên, đất đai...

Xây dựng đề án xử lý nợ xấu

ĐB Lê Quân (TP. Hà Nội) ví “nợ xấu như cục máu đông tiềm ẩn nhiều rủi ro” nhưng việc xử lý đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. ĐB Quân đề nghị Thủ tướng cho biết về các giải pháp đột phá để cơ bản giải quyết vấn đề này. Thừa nhận đây là “vấn đề rất lo lắng của Chính phủ, Quốc hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đang xây dựng đề án toàn diện để xử lý vấn đề nợ xấu ở VN và sẽ báo cáo trước Quốc hội thời gian tới “để làm cục máu đông này nhỏ đi, để điều hành nền kinh tế an toàn hơn”.

ĐB Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) thì đặt câu hỏi: “Người giỏi được bổ nhiệm làm lãnh đạo là hồng phúc quốc gia nhưng người xấu làm lãnh đạo sẽ làm suy yếu quốc gia. Vậy giải pháp của Thủ tướng như thế nào để bổ nhiệm được người tài để góp phần xây dựng đất nước?”. Về vấn đề này, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tới đây Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư sẽ xem xét bổ sung để có một quy trình minh bạch và đặc biệt phát hiện cán bộ từ cơ sở. Về những giải pháp đột phá, Thủ tướng đề nghị việc tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh của công tác cán bộ như qua thi cử, hợp đồng có thời hạn, thử thách năng lực, phẩm chất cán bộ, bầu cử có số dư...

Như vậy, sau 2 ngày rưỡi làm việc, hôm qua (17-11), Quốc hội đã hoàn thành các nội dung phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2. Tổng cộng có hơn 200 lượt ĐB đặt câu hỏi chất vấn; trong đó, có hơn 30 lượt ĐB đặt câu hỏi đối với Thủ tướng, có 35 lượt ĐB Quốc hội đặt câu hỏi tranh luận lại. Trong đó, 29 ĐB đã được Thủ tướng trả lời trực tiếp, 7 ĐB sẽ được trả lời bằng văn bản.

Tiếp tục đề cập đến văn hóa từ chức, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng đây là thời điểm chín muồi cho việc này khi Đảng đã có nghị quyết và quyết tâm của Thủ tướng xây dựng một chính phủ liêm chính. Tương tự, ĐB Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đề nghị Thủ tướng cho biết tại sao văn hóa từ chức chưa được áp dụng tại VN và Thủ tướng có mong muốn phát triển văn hóa này hay không?

Trả lời về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tiếp thu ý kiến này và giao cho Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu báo cáo Chính phủ để có cơ chế tạo điều kiện từ chức trong điều kiện cụ thể. “Có những người do sức khỏe, do trình độ, do hoàn cảnh gia đình, không thể tiếp tục công việc trong bộ máy thì xin từ chức, chúng ta cũng rất hoan nghênh. Cho nên văn hóa từ chức là cần thiết”-Thủ tướng nói.

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị Thủ tướng nhận xét, đánh giá về phẩm chất, trí tuệ, năng lực và hiệu quả hoạt động của các thành viên Chính phủ. “Đây có phải là một tập thể cộng sự tốt với Thủ tướng để thực hiện mục tiêu xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo hay không?”, ĐB Vân nêu câu hỏi. Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng chia sẻ Chính phủ hoạt động được khoảng 7 tháng và tinh thần lớn nhất là hướng đến một tập thể đoàn kết, thống nhất trên dưới một lòng, quyết tâm thực hiện tốt những chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội.

“Đó là một tập thể đoàn kết, thống nhất. Trong 27 thành viên đó thì có rất nhiều đồng chí xuất sắc và có một số đồng chí còn mới thì cần phấn đấu hơn. Với tinh thần đoàn kết, thống nhất, “một cây làm chẳng nên non” Chính phủ đồng tâm xây dựng một tập thể có quy chế, quy định, công khai, minh bạch, một chính phủ kiến tạo, liêm chính”-Thủ tướng nói.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.