"Khuôn viên xanh, không rác thải nhựa" ở Trung đoàn 48

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu vứt chai nhựa ra môi trường sẽ gây nên những hệ lụy đến đời sống con người. Cũng những chiếc chai nhựa bỏ đi đó nhưng khi vào tay đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) sẽ trở thành vật trang trí, trồng hoa, cây cảnh, tạo khuôn viên xanh để cán bộ, chiến sĩ thư giãn sau mỗi giờ huấn luyện.     
Thiếu tá Hồ Viết Thái-Bí thư Đoàn cơ sở Trung đoàn 48-cho biết: “Khuôn viên xanh, không có rác thải nhựa” là mô hình mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đơn vị. Vì mô hình không chỉ góp phần làm sạch môi trường, rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho ĐVTN mà còn tiết kiệm được chi phí xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Thay vì mua các loại chậu hoa ngoài thị trường, tuổi trẻ Trung đoàn 48 sử dụng các loại vỏ lon, vỏ chai rồi thiết kế kiểu dáng đa dạng để trồng hoa và bố trí ở các khu vực nhà nấm, khuôn viên hoặc kết thành giàn hoa.
Ngồi trong khuôn viên của Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1), chúng tôi cứ tưởng mình đang ở giữa một vườn hoa. Các loại hoa như: mười giờ, sen đá, thài lài tía, tơ nhện, thanh tú, bóng nước, đồng tiền, bướm đêm, dạ yến thảo… được trồng trong các vỏ chai, vỏ lon xen kẽ với những giỏ lan, hoa hồng, hoa giấy, tạo không gian hài hòa, đẹp mắt.
Trung úy Vũ Thái Anh-Bí thư Chi Đoàn Đại đội 2-cho hay: “Từ ngày thực hiện mô hình này, ĐVTN rất hứng khởi và tự giác trong xây dựng, chăm sóc cảnh quan môi trường. Không những đơn vị có môi trường sạch đẹp mà còn tạo ra sân chơi bổ ích, một hình thức quản lý, giáo dục chiến sĩ trẻ hiệu quả. Tôi tin những ĐVTN của đơn vị sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương sẽ có ý thức tốt trong chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường”.
Đoàn viên, thanh niên Đoàn cơ sở Trung đoàn 48 chăm sóc khuôn viên xanh của đơn vị. Ảnh: Nguyễn Anh Sơn
Đoàn viên, thanh niên Đoàn cơ sở Trung đoàn 48 chăm sóc khuôn viên xanh của đơn vị. Ảnh: Nguyễn Anh Sơn
Để thực hiện hiệu quả mô hình, các chi đoàn đã thành lập tổ thiết kế, tổ trồng cây, chăm sóc… để cùng xây dựng kế hoạch và thống nhất thực hiện. Cùng với việc khai thác vật liệu từ nguồn thu gom vỏ lon, vỏ chai nhựa, những người thực hiện còn kết hợp với bộ phận thực hiện mô hình “Ngôi nhà 100 đồng”, phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” để thu gom triệt để rác thải nhựa. Lấy vỏ trấu, vỏ cà phê trộn với đất và phân, rồi ủ 1 đến 2 tháng làm cho đất tơi xốp để bỏ vào các chai nhựa đã bố trí sẵn, sau đó trồng các loài cây chịu hạn lên trên; các loài cây và hoa chịu ẩm ướt, ít ánh sáng trồng ở phía dưới. Hàng ngày, sau giờ huấn luyện, ĐVTN tiến hành tưới nước, chăm sóc tỉ mỉ từng cây hoa trong vỏ chai nhựa.
Binh nhất Đỗ Hồng Huy-đoàn viên Chi Đoàn Đại đội 2-hào hứng chia sẻ: “Việc làm các chậu hoa, lọ hoa bằng vỏ chai nhựa vừa đẹp, vừa làm phong phú thêm cảnh quan đơn vị, lại tạo được tinh thần thoải mái cho chúng tôi sau những giờ huấn luyện trên thao trường. Tôi có thể đứng hàng giờ để ngắm những chậu hoa này”.
NGUYỄN ANH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.