Khu dân cư, tuyến phố mua sắm không dùng tiền mặt: An toàn, tiện lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc ra mắt khu dân cư, tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục đích xây dựng thói quen và nâng cao kỹ năng ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của người dân.

Để triển khai mô hình “Khu dân cư mua sắm không dùng tiền mặt”, Đoàn xã Ia Yok (huyện Ia Grai) phối hợp với Agribank-Chi nhánh huyện Ia Grai Đông Gia Lai tập trung tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các tiểu thương tại chợ xã Ia Yok thực hiện thao tác cài đặt tạo mã VietQR trên điện thoại thông minh.

khu-dan-cu-tuyen-pho-mua-sam-khong-dung-tien-mat-an-toan-tien-loi-2543-1920.jpg
Các tiểu thương tại chợ xã Ia Yok (huyện Ia Grai) được tặng bảng mã QR để tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: V.T

Anh Lê Hồng Đoàn-Bí thư Đoàn xã Ia Yok-cho biết: “Sau hơn 1 năm triển khai, cả người bán và người mua đều đã thay đổi thói quen thanh toán, đồng thời nhận thấy những lợi ích mang lại nên hưởng ứng nhiệt tình.

Qua các lần ra quân, Đoàn xã phối hợp với ngân hàng tuyên truyền về những tiện ích do dịch vụ ngân hàng mang lại, đồng thời tặng các bảng mã QR cho người bán, cũng như hướng dẫn cho người dân cách thức giao dịch. Đến nay, trên địa bàn xã có khoảng 100 hộ kinh doanh đăng ký giao dịch qua các ngân hàng không dùng tiền mặt”.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích-Tiểu thương bán thịt tại chợ xã Ia Yok-chia sẻ: “Khi tôi chưa tạo mã QR, hầu như khách thanh toán bằng tiền mặt là chính. Hiện nay, tôi đặt bảng mã ngay trên quầy nên nhiều khách quét mã thanh toán. Cứ 10 người mua thì có đến 3-4 người thanh toán bằng hình thức này”.

Còn chị Hoàng Thị Hường-Chủ cửa hàng tạp hóa ở thôn Chư Hậu 5 (xã Ia Yok) thì cho hay: “Để tạo thuận tiện cho khách hàng, tôi sử dụng đồng thời 2 mã QR của 2 ngân hàng. Qua một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy đa phần khách hàng trẻ tuổi thường chọn hình thức thanh toán quét mã, còn với người lớn tuổi bước đầu mới tiếp cận vì chưa quen sử dụng ứng dụng này”.

22-7464-2042.jpg
Người dân đang dần thay đổi thói quen thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sang thanh toán bằng phương thức quét mã QR. Ảnh: V.T

Với khách hàng như chị Nguyễn Thị Phương Dung (thôn Chư Hậu 5) thì việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt rộng rãi đến các điểm kinh doanh và chợ xã sẽ mang lại sự thuận tiện, không cần mang tiền mặt theo bên mình. Việc quét mã giúp chị không còn ngại khi thanh toán số tiền nhỏ nữa, lại kiểm soát được chi tiêu một cách hợp lý.

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, một số ngân hàng đã triển khai mô hình này tại khu dân cư, khu chợ. Chị Đỗ Thị Minh Hằng-Bí thư Đoàn phường Đống Đa (TP. Pleiku) thông tin: “Đoàn phường Đống Đa và BIDV Gia Lai đã triển khai mô hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Đống Đa và tuyến đường Trần Nguyên Hãn thuộc tổ dân phố 1.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân và các hộ kinh doanh trên khu phố. Điều này đang dần thay đổi thói quen thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sang thanh toán bằng phương thức quét mã QR, chuyển khoản, tạo thói quen ứng dụng công nghệ thông tin cho người dân trong các giao dịch”.

Cũng theo chị Hằng, hiện nay, khu vực chợ và đường Trần Nguyên Hãn có khoảng 100 hộ kinh doanh. Hầu hết các hộ đều đã đăng ký cấp mã QR.

Tháng 9 vừa qua, Sở Công thương đã tổ chức lễ ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt trên đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) đoạn từ ngã tư Hoàng Văn Thụ-Hai Bà Trưng đến ngã tư Lý Thái Tổ-Hai Bà Trưng và tại Trung tâm Thương mại Pleiku với sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh.

Ông Rcom Jen-Phó Giám đốc Sở Công thương-cho biết: “Việc ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt nhằm xây dựng thói quen và nâng cao kỹ năng ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh hàng ngày, tạo thuận lợi trong việc mua sắm hàng hóa ứng dụng công nghệ số của người dân.

Điều này không chỉ giúp các hộ kinh doanh được tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Với giải pháp thanh toán tiên tiến, tuyến phố Hai Bà Trưng sẽ là mô hình mẫu, tạo động lực để phát triển các giải pháp thanh toán trên địa bàn tỉnh một cách bền vững và hiệu quả”.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.