Khởi tố hiệu trưởng được chuyển hơn 300 triệu đồng vào tài khoản cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Liên quan vụ Hiệu trưởng trường mẫu giáo ở Bạc Liêu được chuyển hơn 300 triệu đồng vào tài khoản cá nhân, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hải đã có quyết định khởi tố bị can để điều tra về hành vi “Tham ô tài sản”.

Ngày 14/10, nguồn tin của PV Tiền Phong, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã có quyết định khởi tố bị can Lê Kim Huê - Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Sao Biển (thị trấn Gành Hào) để điều tra về hành vi “Tham ô tài sản”.

Trường mẫu giáo Sao Biển.
Trường mẫu giáo Sao Biển.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hải xác định, bị can Huê đã có hành vi “chiếm giữ, sử dụng cá nhân tiền tài trợ của Công ty Nutifood Bình Dương chuyển qua tài khoản cá nhân cho bà Huê của Trường mẫu giáo Sao Biển".

Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong tại buổi họp báo quý 3/2024, đại tá Hồ Việt Triều, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu cũng xác nhận, đã khởi tố bị can liên quan đến Trường mẫu giáo Sao Biển và đang chờ kết quả giám định.

"Liên ngành tư pháp của huyện Đông Hải trong quá trình điều tra thì sai phạm đến đâu, xử lý đến đó theo quy định pháp luật", đại tá Triều nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Trước đó, như Tiền Phong thông tin, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hải đã ra thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu tội phạm "Tham ô tài sản", liên quan đến Trường mẫu giáo Sao Biển.

Thông báo nêu rõ, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hải nhận được kiến nghị khởi tố với nội dung: Một số đơn vị, cá nhân có hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xây dựng công trình... với Trường mẫu giáo Sao Biển có chuyển vào tài khoản cá nhân của bà Huê, số tiền hơn 300 triệu đồng.

Số tiền này bà Huê không báo cáo tập thể và không công khai minh bạch. Trong đó, Công ty Nutifood Bình Dương chuyển khoản cá nhân số tiền hơn 226 triệu đồng; các cá nhân khác chuyển khoản số tiền gần 78 triệu đồng.

Kết luận thanh tra cho thấy, trong 4 năm học (2015 - 2016 đến 2018 – 2019), Trường mẫu giáo Sao Biển thực hiện công tác quản lý, sử dụng nguồn ngoài ngân sách (các khoản thu đầu năm, nguồn phục vụ các lớp bán trú) chưa phù hợp với Luật Ngân sách, Luật Kế toán, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thực hiện bán trú của nhà trường…

Cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường nhận tiền hoa hồng của nhà sách hơn 24 triệu đồng nhưng không nhập quỹ cơ quan để quản lý, mà tự ý dùng số tiền này để chi cho một số cá nhân là chưa phù hợp.

Hiệu trưởng nhà trường báo cáo đã sử dụng số tiền chênh lệch học phẩm hơn 5,6 triệu đồng để mua đồ trang trí cấp phát thêm các lớp, nhưng không có chứng cứ chứng minh đã mua gì, số lượng bao nhiêu…

Nhà trường còn tự tạo lập hóa đơn bán lẻ và tự ký của người cung cấp hàng để thanh toán tiền mua đồ dùng vệ sinh, đồ dùng bán trú số tiền hơn 43 triệu đồng là chưa phù hợp.

Thanh tra cũng phát hiện, nhà trường tự ý thay thế sản phẩm sữa tươi thành sữa bột là sai với quyết định của Thủ tướng, và quyết định của Bộ Y tế. Thanh toán tiền sữa học đường, sữa chua.. với số tiền hơn 388 triệu đồng, nhưng hóa đơn không phải do nhà phân phối cung cấp.

“Chi bồi dưỡng công làm sữa chua cho Ban Giám hiệu nhà trường, nhân viên nhà trường số tiền hơn 100 triệu đồng sai quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, và biên bản họp đầu năm với cha mẹ học sinh”, kết luận thanh tra nêu.

Theo Tân Lộc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.