Khởi động thị trường bánh Trung thu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cách đây 2 tuần, thị trường bánh phục vụ Tết Trung thu đã bắt đầu khởi động. Năm nay, cùng với các dòng sản phẩm truyền thống, nhiều nhà sản xuất đã ra mắt đa dạng chủng loại bánh từ bình dân đến cao cấp nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Thị trường bánh Trung thu đã bắt đầu vào mùa, nhưng dự kiến sức tiêu thụ mặt hàng này sẽ giảm đáng kể so mọi năm. Ảnh: V.T

Thị trường bánh Trung thu đã bắt đầu vào mùa, nhưng dự kiến sức tiêu thụ mặt hàng này sẽ giảm đáng kể so mọi năm. Ảnh: V.T

Như mọi năm, từ đầu tháng 7 Âm lịch, thị trường bánh phục vụ Tết Trung thu đã được khởi động. Điểm mới của năm nay là ngoài các thương hiệu nổi tiếng như Kinh Đô, Yến sào Khánh Hòa, Bibica, Kido, Hữu Nghị… còn có sự góp mặt của thương hiệu Orion đến từ Hàn Quốc. Mới ra mắt thị trường năm đầu tiên nhưng đây là thương hiệu hứa hẹn doanh số bán hàng sẽ đạt cao. Ngoài sản xuất các vị bánh truyền thống, các hãng còn ra mắt các vị bánh mới như trà xanh, hạt chia, tiramisu, oreo, phô mai chảy, hải sâm, đông trùng hạ thảo… hay các dòng bánh dành cho người ăn kiêng, ăn chay, bánh thiếu nhi. Đồng thời, các hãng cũng cải tiến mẫu mã, bao bì bắt mắt hơn, nhất là đối với các dòng bánh cao cấp dùng làm quà tặng. Ví dụ như Kinh Đô có các dòng bình dân giá 58-95 ngàn đồng/cái, các dòng cao cấp như hộp bánh Trăng Vàng, Trăng Vàng Black&Gold có giá từ 640 ngàn đến 5 triệu đồng/hộp; hay Kido giá từ 330 ngàn đồng đến 3 triệu đồng/hộp; Orion giá 120-900 ngàn đồng/hộp… Hiện giá bán các hãng đã tăng 5-10% so năm ngoái.

Có kinh nghiệm mở điểm bán bánh Trung thu nhiều năm nay, Cửa hàng Bích Hương (96 Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) đã chủ động nhập bánh của nhiều thương hiệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu chọn mua của khách hàng. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà-chủ cửa hàng chia sẻ: “Để đa dạng sản phẩm, tăng thêm sự chọn lựa cho khách hàng, tôi đã nhập nhiều thương hiệu bánh như Kinh Đô, Kido, Yến sào Khánh Hoà, Thanh Tâm, Kim Ngân, Orion... Năm nay, các dòng bánh của Yến sào Khánh Hòa, Kinh Đô có các dòng bánh phù hợp với người ăn kiêng, ăn chay nên rất hút khách. Còn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng thời điểm này lượng khách mua lẻ đã bắt đầu tăng dần lên. Giá bánh các loại đã tăng khoảng 5-15% so với năm ngoái”.

Theo chị Hà, dự báo tình hình sức mua sẽ không bằng mọi năm do kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm bớt chi phí mua biếu tặng mặt hàng này, nên cửa hàng cũng chỉ nhập cầm chừng, hết đến đâu chêm hàng đến đó. Đặc biệt, để tăng thêm quyền lợi cho khách hàng, cửa hàng sẽ áp dụng chiết khấu 5-20% tùy số lượng hàng mua.

Các dòng bánh của thương hiệu Kido có mức giá tương đối mềm nên được khách hàng chọn mua nhiều. Ảnh: V.T
Các dòng bánh của thương hiệu Kido có mức giá tương đối mềm nên được khách hàng chọn mua nhiều. Ảnh: V.T

Hãng Kido dù mới có mặt tại thị trường trong khoảng 3 năm nay nhưng cũng đã được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng bánh và giá bán tương đối mềm. Anh Nguyễn Nhật Huy-nhân viên bán hàng tại quầy bánh Kido (đặt trên đường Hùng Vương, TP. Pleiku) cho biết, ngoài các dòng bánh phổ thông, Kido có những bộ sưu tập quà biếu cao cấp, sang trọng như hộp quà President, Special giá từ 600 ngàn đến 3 triệu đồng/hộp; hay hộp quà Thu thịnh vượng, Thu như ý, Thu hạnh phúc giá bán dao động 330-490 ngàn đồng/hộp.

Trong khi đó, thương hiệu bánh Trung thu Yến sào Khánh Hòa vẫn duy trì 10 dòng bánh như mọi năm. Chị Bùi Thị Lành-Cửa hàng trưởng Cửa hàng Yến sào Khánh Hòa (127 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) cho biết: Các dòng bánh của Yến sào Khánh Hòa đều giữ nguyên mẫu mã, quy cách đóng gói như năm trước. Với xu hướng khách hàng ngày càng ưa chuộng ăn ít ngọt, ăn kiêng nên dù không có đa dạng dòng bánh bằng các thương hiệu khác, nhưng Yến sào Khánh Hòa vẫn có một lượng khách hàng tương đối ổn định nhiều năm nay.

“Do giá nguyên liệu tăng nên nhà sản xuất đã tăng giá bán lên khoảng 10% so với năm ngoái. Mọi khi, cứ tầm giữa tháng 7 Âm lịch là đã chốt được nhiều đơn hàng của khách là các công ty, nhưng năm nay khá là chậm, chỉ có khách mua lẻ. Tuy nhiên, cửa hàng cũng đặt mục tiêu doanh số bán hàng đạt khoảng 1 tỷ đồng trong mùa Trung thu năm nay”-chị Lành nói thêm.

Trong khi các loại bánh sản xuất trong nước được đẩy mạnh quảng bá, mở rộng điểm bán thì các loại bánh ngoại nhập của Malaysia, Đài Loan lại đang dần vắng mặt trên thị trường. Còn các dòng bánh địa phương dù giá cả phù hợp cho phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, song nhiều cửa hàng không nhập về bán vì các yếu tố như thời hạn sử dụng ngắn, không có hóa đơn, chứng từ. Do đó, thị trường bánh Trung thu của các nhãn hiệu ở Gia Lai, bánh handmade không sôi động như mọi năm.

Hiện việc mua biếu tặng ở thời điểm này được nhận định là vẫn còn sớm, nhưng nhiều khách hàng đã chốt số lượng để được nhận chiết khấu tốt nhất. Anh Lê Thành Danh-chủ một doanh nghiệp chia sẻ: “Bình thường mỗi mùa Trung thu tôi sẽ mua làm quà biếu khách hàng khoảng 50-60 hộp bánh với giá khoảng 500 ngàn đồng/hộp. Giá trị quà biếu không lớn nhưng việc làm này trở thành truyền thống lâu nay, là cách tôi gửi lời cảm ơn khách hàng đã tin tưởng chọn công ty làm đối tác”.

Theo đánh của các cửa hàng, quầy hàng bán bánh Trung thu, khoảng nửa tháng nữa mới có thể đánh giá toàn diện thị trường, nhưng khả năng sức tiêu thụ sẽ giảm đáng kể ở phân khúc khách hàng là cơ quan, doanh nghiệp. Bởi nếu có đặt hàng thì thường những khách hàng này đã chốt giá và số lượng trước Trung thu khoảng 1 tháng rưỡi. Tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng có sự tăng tốc ở phút chót.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.