Khoa học: Loại quả thần kỳ giúp giảm đến hơn một nửa số ca đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một loại thực phẩm có nhiều trong bếp giúp giảm một cách thần kỳ 55% nguy cơ đột quỵ, theo nhật báo Anh Express.

Ước tính có khoảng 15 triệu người trên thế giới bị đột quỵ mỗi năm, trong đó 5 triệu người không thể qua khỏi và 5 triệu người khác bị bại liệt vĩnh viễn.

Rất may là, một loại thực phẩm đặc biệt có thể làm giảm nguy cơ gặp biến cố nguy hiểm này xuống mức đáng kinh ngạc - 55%.

Nhờ vào cà chua chứa hàm lượng lycopene cao

 

 Theo nghiên cứu, ăn nhiều cà chua giúp giảm một cách thần kỳ 55% nguy cơ đột quỵ Shutterstock
Theo nghiên cứu, ăn nhiều cà chua giúp giảm một cách thần kỳ 55% nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Shutterstock


Đó là cà chua, nhờ vào cà chua chứa hàm lượng lycopene cao, theo Express.

Nghiên cứu trước đây, đã được công bố trên tạp chí y khoa của Viện Thần kinh Mỹ Neurology, cho thấy chế độ ăn nhiều cà chua có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ, theo Express.

Nghiên cứu bao gồm 1.031 nam giới Phần Lan trong độ tuổi từ 46 đến 65.

Những người tham gia đã được kiểm tra nồng độ lycopene khi bắt đầu nghiên cứu và sau đó được theo dõi trung bình trong 12 năm.

Tổng cộng có 67 người tham gia nghiên cứu bị đột quỵ trong thời gian theo dõi.

Kết quả cho thấy, trong số 258 người có mức lycopene thấp nhất, có 25 người bị đột quỵ, chiếm 9,7%.

Ngược lại, trong số 259 người có mức lycopene cao nhất, chỉ có 11 người bị đột quỵ, chiếm 4,2%.

Nghĩa là, người có mức lycopene cao nhất có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 55% so với người có mức lycopene thấp nhất.

Khi xem xét các trường hợp đột quỵ do cục máu đông, kết quả cho thấy, những người có mức lycopene cao nhất ít bị đột quỵ do cục máu đông hơn 59% so với những người có mức thấp nhất, theo Express.

Nhóm nghiên cứu kết luận: Nghiên cứu này cho thấy nồng độ lycopene cao trong máu, là dấu hiệu của việc tiêu thụ cà chua - có tác dụng làm giảm đột quỵ nói chúng và cả đột quỵ do cục máu đông.

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra nồng độ các chất chống oxy hóa khác như alpha-carotene, beta-carotene, alpha-tocopherol và retinol.

 

 … và giảm đến 59% đột quỵ do cục máu đông. Ảnh: Shutterstock
… và giảm đến 59% đột quỵ do cục máu đông. Ảnh: Shutterstock


Tuy nhiên, kết quả cho thấy những chất chống oxy hóa này không có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ.

Lycopene là một chống oxy hóa mạnh có thể giúp ổn định huyết áp và giảm mức cholesterol xấu LDL, đây là 2 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất này có thể ức chế phản ứng viêm và kết tập tiểu cầu, từ đó làm giảm khả năng hình thành cục máu đông.

Tác giả nghiên cứu, thạc sĩ khoa học Jouni Karppi, từ Đại học Đông Phần Lan, lưu ý: Nghiên cứu này bổ sung bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Các kết quả ủng hộ khuyến nghị nên ăn nhiều hơn 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, điều này có thể giúp giảm đáng kể số ca đột quỵ trên toàn thế giới, như trong nghiên cứu trước đây.

 

Theo Thiên Lan (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.