Khoa học đã giải oan cho thịt đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là ăn thịt đỏ sẽ không làm tăng nguy cơ đột quỵ! Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa Nature Medicine.
Trong nhiều thập kỷ đã có những lo ngại rằng ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do hàm lượng chất béo cao, theo tờ Daily Mail.
Nhưng giờ đây, các nhà khoa học sau khi phân tích gần 200 nghiên cứu hiện có, đã không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy điều này có thể xảy ra.

Thông điệp đưa ra là “ăn thịt đỏ không làm tăng nguy cơ đột quỵ”. Ảnh: Shutterstock
Thông điệp đưa ra là “ăn thịt đỏ không làm tăng nguy cơ đột quỵ”. Ảnh: Shutterstock
Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư tiến sĩ Christopher Murray, từ Đại học Washington (Mỹ), cho biết ông hy vọng phát hiện này sẽ “giải tỏa sự nhầm lẫn và giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt về chế độ ăn uống, tập thể dục và các hoạt động khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài”.
Trong nhiều năm, mọi người vẫn lầm tưởng rằng ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Chất béo làm tăng mức cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể - vốn là một yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với bệnh tim mạch vành.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra và phân tích 180 nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới - xem xét các thói quen, chế độ ăn uống và ảnh hưởng của chúng đối với bệnh tật.
Họ đã sử dụng một hệ thống xếp hạng sao rõ ràng để đánh giá độ mạnh của các bằng chứng cho mỗi mối nguy.
Theo cách xếp hạng sao này, thì 1 sao có nghĩa là không có bằng chứng và không gây ra nguy cơ, theo Daily Mail.
Ngược lại, 5 sao có nghĩa là bằng chứng rất mạnh mẽ và nguy cơ tăng đến 85%.
Kết quả phân tích đã cho thấy rằng bằng chứng cho thấy “thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ” chỉ được xếp hạng 1 sao, nghĩa là không có bằng chứng về điều này. Và thông điệp đưa ra là “ăn thịt đỏ không làm tăng nguy cơ đột quỵ”, theo Daily Mail.

Cần lưu ý thịt đỏ trong nghiên cứu đề cập đến thịt tươi, không phải thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, thịt hộp. Ảnh: Shutterstock
Cần lưu ý thịt đỏ trong nghiên cứu đề cập đến thịt tươi, không phải thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, thịt hộp. Ảnh: Shutterstock
Thịt đỏ được đề cập đến trong nghiên cứu không phải là thịt chế biến. Nghĩa là thịt tươi nấu ăn liền, không phải thịt đã xử lý và đóng gói, đóng hộp hoặc thay đổi trạng thái tự nhiên, theo Daily Mail.
Nó khác với thịt chế biến - như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, thịt hộp - đã được xử lý để tăng hương vị hoặc thời hạn sử dụng, bằng cách hun khói, ướp muối, xử lý, sấy khô hoặc đóng hộp.
Rất rõ ràng, bài đánh giá cũng đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy “hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư phổi” và nguy cơ này tăng đến ​​106%.
Bên cạnh đó, bằng chứng cho thấy “không ăn rau làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành” được đánh giá 2 sao, theo Daily Mail.
Theo Thiên Lan (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.