Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để phòng dịch Covid-19, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Gia Lai tiếp tục áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm đảm bảo công tác chi ngân sách nhà nước thông suốt, nhanh chóng, kịp thời.

Từ khi địa phương thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg rồi hạ xuống Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ, KBNN huyện Ia Pa vẫn đảm bảo hoạt động thông suốt. Ông Hồ Trung Thành-Giám đốc KBNN huyện-cho biết: “100% cán bộ, công chức xác định rõ tư tưởng làm việc và nghiêm túc thực hiện quy định cách ly tại cơ quan. Công tác thu ngân sách được thực hiện qua tài khoản chuyên thu tại các chi nhánh ngân hàng thương mại, kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến được giải quyết thông suốt, nhanh chóng, kịp thời không để ách tắc yêu cầu phục vụ công tác phòng-chống dịch”.

 Kho bạc Nhà nước huyện Krông Pa đảm bảo hoạt động thông suốt nhờ sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Sơn Ca
Kho bạc Nhà nước huyện Krông Pa đảm bảo hoạt động thông suốt nhờ sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Sơn Ca


Còn tại thị trấn Phú Túc, trước yêu cầu giãn cách xã hội, KBNN huyện Krông Pa chủ động đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ông Trần Đức Phương-Giám đốc KBNN huyện-thông tin: “Trong những ngày địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng-chống dịch, các khoản chi ngân sách nhà nước đã được đơn vị tiếp tục thực hiện qua dịch vụ công nhằm đơn giản hóa về thủ tục, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Đối với các khoản chi cho công tác phòng-chống dịch, đơn vị tạm ứng kinh phí trước thanh toán sau, đảm bảo kịp thời cho các đơn vị, lực lượng đang làm nhiệm vụ”.

Thực hiện Công văn số 889/UBND-KTTH của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, KBNN tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu ngân sách nhà nước tại các chi nhánh ngân hàng thương mại. Cùng với đó, thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ông Bùi Hữu Thiện-Phó Trưởng phòng Kế toán Nhà nước (KBNN tỉnh) cho hay: “Trước đây, giữa kho bạc và ngân hàng phải thực hiện điều chuyển tiền mặt qua lại. Hiện nay, chúng tôi đã xóa hẳn các khoản chi tiền mặt tại kho bạc huyện, hạn chế tối đa các giao dịch về tiền mặt tại KBNN tỉnh. Hiện lượng tiền mặt thu-chi qua KBNN tỉnh giảm tới 80-90% so với trước. 100% các khoản thu thuế thực hiện qua ngân hàng, còn các khoản chi tiền mặt từ 50 triệu đồng trở lên đều được chuyển sang ngân hàng”.

Kho bạc Nhà nước Gia Lai thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Sơn Ca
Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Sơn Ca


Tính đến hết tháng 7-2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là 4.374 tỷ đồng, đạt 95,7% so dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 84,1% so với dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 179,7% so với cùng kỳ năm trước. Liên quan đến công tác giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch vốn năm 2021, KBNN tỉnh đã giải ngân 643 tỷ đồng/hơn 1.998,2 tỷ đồng, đạt 32,2% kế hoạch vốn Chính phủ giao. Vốn nước ngoài đã giải ngân 37,9 tỷ đồng/219,9 tỷ đồng, đạt 17,2% kế hoạch vốn giao. Đối với nguồn vốn năm 2020 chuyển sang năm 2021, đơn vị đã giải ngân 175,6 tỷ đồng/340,1 tỷ đồng, đạt 51,6% kế hoạch vốn giao. Kế hoạch vốn năm 2021 của các bộ, ngành Trung ương trên địa bàn cũng đã giải ngân 49,4 tỷ đồng/329,9 tỷ đồng, đạt 15% kế hoạch vốn giao.

Ông Nguyễn Văn Phụng-Phó Giám đốc KBNN tỉnh-nhấn mạnh: “Trong tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, việc chi cho công tác phòng-chống dịch là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo mọi điều kiện hỗ trợ địa phương, cơ sở y tế và lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng-chống dịch. Ưu tiên xử lý các giao dịch rút tiền mặt để chi trả, thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm hạn chế đi lại, giao dịch có tiếp xúc trực tiếp. Quán triệt cán bộ, công chức và người lao động thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN và chính quyền địa phương về các biện pháp phòng-chống dịch”.

 

SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null