Khi nông dân gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều nông dân đã thay đổi tư duy để tiếp cận cách làm nông nghiệp sạch gắn với tiêu thụ sản phẩm. Cũng từ đó, họ từng bước nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống và vươn lên làm giàu.
Gắn sản xuất với tiêu thụ
Sở hữu trại ong khoảng 450 đàn, vườn cà phê rộng 4,5 ha và đàn dê 200 con, anh Vũ Văn Tuyền (thôn Núi Lu, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) đạt doanh thu hơn 4 tỷ đồng/năm nhờ kết hợp sản xuất và phân phối sản phẩm. Trò chuyện với chúng tôi, anh Tuyền cho hay: Trước đây, tôi có công việc ổn định ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, năm 2011, tôi quyết định trở về quê nhà khởi nghiệp với nghề nuôi ong lấy mật. Đến năm 2014, tôi gầy dựng được đàn ong kha khá nhưng sản phẩm mật thu được cũng chỉ bán cho mối gom, lợi nhuận không cao. Cơ duyên “lấn sân” bán lẻ mật ong chính là từ những khách hàng nhỏ lẻ. Tôi đóng thành những hũ nhỏ đem đi tặng mọi người và xin lại ý kiến đánh giá để tiếp thu, hoàn thiện chu trình sản xuất.
Niên vụ 2016-2017, anh Tuyền dành khoảng 10 tấn mật chất lượng tốt nhất để bán lẻ. Anh đưa mật ong vào một số siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. “Vài tháng sau, tôi quay trở lại kiểm tra thì sản phẩm vẫn y nguyên trên kệ, nhiều chai mật kết tinh. Siêu thị yêu cầu phía nhà sản xuất thu hồi về. Sau sự cố này, tôi phải bán đi căn nhà vừa mới xây để có vốn đầu tư tái sản xuất”-anh Tuyền kể lại.
Không cam tâm bỏ cuộc, anh lên mạng tìm đối tác với quyết tâm khẳng định đúng giá trị của mật ong kết tinh. Đến năm 2018, sau nhiều ngày lang thang chào hàng khắp các diễn đàn, anh đã gặp và ký hợp đồng xuất khẩu mật ong kết tinh sang Nhật Bản. “Thời điểm này, giá trị hợp đồng chưa lớn nhưng cũng đem lại cho tôi cơ hội tái sinh. Đến nay, sản phẩm mật ong Núi Lu, cà phê Núi Lu và một số sản phẩm khác trong mô hình nông nghiệp sạch của tôi đã được nhiều nhà sản xuất, người tiêu dùng lựa chọn”-anh Tuyền cho biết.
Du khách tham quan S’Lang Farm (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang). Ảnh: C.T.V
Du khách tham quan S’Lang Farm (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang). Ảnh: C.T.V
Năm 2015, anh Nguyễn Đức Mạnh-chủ S’Lang Farm (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang) quyết định rời TP. Hồ Chí Minh để về quê khởi nghiệp với mô hình trồng cây ăn quả. Thời điểm đó, anh chuyển đổi hơn 2 ha cà phê sang trồng hơn 1.000 cây cam xoàn, cam Vinh, cam Đường Canh, quýt hồng... “Tôi lên các hội, nhóm trên mạng để theo dõi, học tập và chia sẻ kiến thức làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Từ đây, tôi thu nạp được nhiều kiến thức bổ ích để phát triển nông nghiệp sạch”-anh Mạnh chia sẻ.
Năm 2019, vườn cây ăn quả của anh Mạnh bắt đầu cho thu hoạch. Thay vì cắt bán cho thương lái thì anh tương tác trên các hội nhóm để tiếp thị sản phẩm. Sau đó, S’Lang Farm đã lọt “mắt xanh” của nhiều chủ cửa hàng kinh doanh rau quả sạch tại TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Kon Tum và bán lẻ tại Gia Lai. Ban đầu, chỉ một vài cửa hàng nhập về bán. Sau đó, họ chia sẻ cho các cửa hàng khác và đối tác cứ vậy nhân lên. “Đặc biệt, giá cam, quýt của S’Lang Farm luôn cao gấp đôi so với các trang trại trong vùng. Năm 2021, ước tính vườn cam, quýt của tôi thu hơn 10 tấn quả, lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng cà phê trước đây. Tôi còn đăng ký thành viên của một số trang web nước ngoài về du lịch trải nghiệm, từ đó tuyển được một số tình nguyện viên nông nghiệp hữu cơ là người nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm. Đây là tiền đề để tôi phát triển S’Lang Farm trở thành điểm du lịch nông trại trong tương lai”-anh Mạnh kỳ vọng.
Trung thực, uy tín
Theo anh Tuyền, sản phẩm do nhà nông làm ra phải chịu sự định giá của thị trường, chưa kể bị thương lái ép giá. Bởi vậy, giá cả luôn bấp bênh, chi phí sản xuất không được tính đến, nguy cơ được mùa-mất giá, được giá-mất mùa luôn hiện hữu. “Khi vươn ra bán lẻ, tôi tự định giá được sản phẩm của mình và đề xuất giá cung cấp. Do vậy, tôi không ngại biến động mùa vụ, giá cả thị trường”-anh Tuyền khẳng định.
Trong khi đó, anh Mạnh dẫn chứng: Cam, quýt mua tận tay từ nhà vườn thì khách hàng sẽ thích hơn mua tại chợ hoặc đâu đó qua trung gian dù giá cả có thể không khác nhau. Về phía người cung cấp, bán trực tiếp cho khách hàng là cơ hội tiếp xúc cực kỳ quan trọng để có thể lắng nghe phản hồi từ người dùng. “Chính khách hàng là người sẽ định hướng cho tôi cần làm gì, tất nhiên phải là mang tính xây dựng, hợp tác. Tôi đang nỗ lực để thực hiện app ứng dụng quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu trực tuyến về quy trình sản xuất mật ong, cà phê và dê thịt Núi Lu để khách hàng có thể trực tiếp theo dõi, nắm bắt quy trình tạo ra sản phẩm hàng hóa của mình. Từ đó, tăng sự minh bạch chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng”-anh Tuyền cho hay.
Theo anh Mạnh, việc nhà vườn tìm được chỗ đứng tại cửa hàng thực phẩm trái cây sạch giữa các thành phố lớn không phải là chuyện đơn giản, song cũng không quá khó. Bí quyết là: Hãy trung thực! Trung thực từ quy trình và chất lượng sản phẩm, từ cam kết bán cho khách hàng. “Bán hàng trực tuyến hầu hết người bán, người mua không quen biết nhau, chỉ có niềm tin kết nối tạo nên cơ duyên hợp tác. Bạn bán hàng trung thực, uy tín thì sẽ là tiền đề cực tốt để gầy dựng khách hàng trung thành và giới thiệu tệp khách mới. Bởi vậy, đừng đánh mất sự trung thực và uy tín, đừng chỉ vì lợi nhuận mà làm sai lệch quy trình”-anh Mạnh chia sẻ thêm.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.