Khảo sát thực tế công tác trồng, quản lý rừng tại TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 22-7, Tổ giám sát số 2 HĐND tỉnh Gia Lai do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát công tác trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2017-2021 tại TP. Pleiku. Tham gia buổi khảo sát có ông Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Theo đó, đoàn đã khảo sát thực tế tại một số địa điểm thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ như: tiểu khu 354, 355, 356, 378, 395, 396 (trên địa bàn các xã: Gào, Biển Hồ, Ia Kênh) và khu vực trồng rừng sản xuất tại xã Ia Kênh.

 Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế tại xã Biển Hồ. Ảnh: Hà Phương
Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế tại xã Biển Hồ. Ảnh: Hà Phương



Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn TP. Pleiku có gần 2.197 ha (chiếm khoảng 8,4% diện tích đất tự nhiên của thành phố). Trong đó, rừng phòng hộ gần 1.050 ha, rừng đặc dụng hơn 398 ha, rừng sản xuất hơn 748 ha. Tại địa phương hiện có 5 xã, phường là chủ rừng nhóm I gồm: Biển Hồ, Tân Sơn, Ia Kênh, Gào, Yên Thế với diện tích quản lý gần 113 ha; chủ rừng nhóm II gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi và Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới quản lý hơn 2.084 ha. Trong giai đoạn 2017-2021, TP. Pleiku không được giao chỉ tiêu trồng rừng tập trung, chỉ thực hiện nhiệm vụ trồng cây phân tán. Về công tác quản lý, bảo vệ rừng, từ năm 2017-2019, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 42 vụ vi phạm; năm 2020 và 2021, TP. Pleiku không để xảy ra vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Tại buổi khảo sát, ngành chức năng TP. Pleiku đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, cấp kinh phí cho các đơn vị chủ rừng thực hiện việc trồng rừng, trồng cây phân tán tại diện tích đất trống và cắm mốc ranh giới những diện tích rừng nằm cạnh đất sản xuất nông nghiệp của người dân để hạn chế việc người dân xâm lấn những diện tích đất rừng.

Thông qua hoạt động khảo sát này, đoàn giám sát nắm bắt công tác trồng, bảo vệ rừng trên địa bàn TP. Pleiku. Theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút và các thành viên đoàn giám sát, TP. Pleiku, các đơn vị chủ rừng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân sống gần rừng tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Huy động cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân thường xuyên tham gia vào công tác trồng rừng nhằm cải tạo môi trường sinh thái.

Với những đề xuất của TP. Pleiku và đơn vị chủ rừng, đoàn tổng hợp và sẽ có buổi làm việc cụ thể với UBND TP. Pleiku để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp địa phương thực hiện tốt hơn công tác trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng thời gian tới.

 

HÀ PHƯƠNG

 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: H.C

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

(GLO)- Năm 2016, gia đình ông Lê Danh Lăng (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng gần 2 ha sầu riêng Dona. Nhờ cần cù lao động và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, năm nay, gia đình ông thu hoạch hơn 42 tấn quả.

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

(GLO)- 85 nông dân đã vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024 do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Trong đó có 31 nông dân Jrai, Bahnar.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.