Khảo sát khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực của tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 28-9, tại TP. Pleiku, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội nghị đánh giá khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Gia Lai” cho sản phẩm chủ lực của địa phương.

Đoàn công tác khảo sát thực tế tại vườn ươm cây giống chanh dây tại Công ty cổ phần xuất khẩu Đồng Giao. Ảnh: Ngọc Thu
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại vườn ươm cây giống chanh dây của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Ảnh: Ngọc Thu

Tại hội nghị, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ nhận định, sản phẩm chanh dây, cà phê của Gia Lai đã có vị trí nhất định trên thị trường trong và ngoài nước về đặc tính và chất lượng. Đồng thời, diện tích canh tác và sản lượng chanh dây, cà phê không ngừng nâng cao đã khẳng định tiềm năng phát triển của sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, 2 sản phẩm trên đáp ứng các điều kiện để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định với khu vực địa lý tương ứng là toàn tỉnh Gia Lai.

Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cũng ghi nhận những giá trị của sản phẩm chủ lực tại tỉnh Gia Lai; đồng thời tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã để đề nghị cấp trên hỗ trợ thực hiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Trước đó, đoàn công tác của Cục Sở hữu trí tuệ đã đi khảo sát, đánh giá khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Gia Lai” cho sản phẩm chanh dây tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm và sản phẩm cà phê của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Qua khảo sát về thổ nhưỡng khí hậu, năng suất cho thấy, Gia Lai là khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chanh dây và cà phê.

NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.