Từ khóa: kháng chiến

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

(GLO)- Không chỉ anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các ông Siu Đôm và Đinh A Nhur (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) còn có nhiều đóng góp trong quá trình tái thiết, xây dựng quê hương sau ngày giải phóng. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

Lễ kỷ niệm ngày 3-2 năm ấy

Lễ kỷ niệm ngày 3-2 năm ấy

(GLO)- Hồi còn trong căn cứ K8 (An Khê), nói là căn cứ, nhưng thật ra vùng phía Đông Nam An Khê thuộc K7 (huyện Kông Chro và Đak Pơ ngày nay) khi ấy là “vùng đệm” giữa vùng giải phóng và vùng địch tạm chiếm.

Chung mạch nguồn cách mạng

E-magazineChung mạch nguồn cách mạng

(GLO)- Nếu Gia Lai tự hào có Căn cứ địa cách mạng Khu 10 (xã Krong, huyện Kbang) thì Khu căn cứ kháng chiến Cư Ju-Dliê Ya là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của tỉnh Đak Lak. Khu căn cứ kháng chiến Cư Ju-Dliê Ya cũng là di tích có vị trí đặc biệt nằm trên địa giới hành chính huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Tin tức sáng 9-9: Hội thảo khoa học về di tích căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya

Tin tức sáng 9-9: Hội thảo khoa học về di tích căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya

(GLO)- 

Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Đak Đoa: Tiêu hủy vũ khí tự chế, công cụ hỗ trợ; Hội thảo khoa học về di tích căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya (đọc: Cư Dú Đờ lê da); Trang bị kiến thức, kỹ năng cho 3 đại biểu tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”; Ra mắt câu lạc bộ “Bơi thanh thiếu nhi Gia Lai”; Hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Sau 46 năm thống nhất đất nước, cái đói không còn ám ảnh người dân xã Đất Bằng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Nhưng trong ký ức của nhiều người, củ mài-một loại củ rừng đã giúp cứu đói trong suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và những năm đầu sau ngày hòa bình vẫn còn sâu đậm.
Sức sống mới trên quê hương Anh hùng Wừu

Sức sống mới trên quê hương Anh hùng Wừu

(GLO)- Tôi về thăm quê hương Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vào những ngày tháng 3 lịch sử. Con đường dẫn đến trụ sở UBND xã được thảm nhựa phẳng lì. Hai bên đường là những ngôi nhà cao tầng nằm cạnh vườn cà phê, hồ tiêu, bời lời xanh mướt. Cuộc sống mới đang hiện diện ở vùng quê cách mạng này.
Chuyện dọc đường kháng chiến

Chuyện dọc đường kháng chiến

(GLO)- Theo lời giới thiệu của nhà văn-cựu chiến binh Trung Trung Đỉnh, một buổi chiều đầu năm 2021, tôi ghé thăm ông Phạm Hải Đăng tại căn nhà số 59A Phan Đình Phùng, TP. Pleiku. Sinh năm 1949, quê ở tỉnh Ninh Bình, học hết lớp 10, ông nhập ngũ tháng 7-1967 và vào thẳng chiến trường Gia Lai. Đóng quân tại khu vực Suối Đục (huyện Chư Prông), ông trở thành lính trinh sát thuộc Trung đoàn 95. Tiểu đội của ông được giao nhiệm vụ bám đường 14, phối hợp đưa và đón cán bộ qua lại ngả này.
Trao kỷ vật, giữ ký ức

Trao kỷ vật, giữ ký ức

(GLO)- Bảo tàng tỉnh Gia Lai là nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Đây cũng là địa chỉ thân thuộc của nhiều người đến hiến tặng hiện vật lịch sử với mong muốn những kỷ vật được gìn giữ đến muôn đời.
Ban Liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến tỉnh Gia Lai kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

Ban Liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến tỉnh Gia Lai kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

(GLO)- Sáng 14-12, tại Khách sạn Pleiku, Ban Liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (14/12/2010-14/12/2020). Dự buổi lễ có đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành và hội viên Ban Liên lạc.
Chiếc ăng gô kỷ niệm

Chiếc ăng gô kỷ niệm

(GLO)- Nhận được cuộc hẹn của ông Huỳnh Được-nguyên là cán bộ chuyên viên nghiên cứu Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi vội đến thăm ông tại căn nhà số 113 Nguyễn Thái Bình, TP. Pleiku. Ông Được năm nay tuổi đã 90 nhưng rất minh mẫn. Sau khi vui vẻ rót trà mời khách, ông nhanh nhẹn mở chiếc tủ cũ, lấy ra một vài vật kỷ niệm hồi tham gia kháng chiến của mình để tặng cho Bảo tàng tỉnh.
Căn cứ cách mạng huyện 6: Cần sớm được công nhận là di tích lịch sử

Căn cứ cách mạng huyện 6: Cần sớm được công nhận là di tích lịch sử

(GLO)- Căn cứ huyện 6 tại làng Ktu (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) là địa bàn chiến lược, góp phần không nhỏ vào nhiều chiến thắng oanh liệt, ghi đậm dấu ấn của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến. Do đó, việc khảo sát, hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UBND tỉnh công nhận nơi này là di tích lịch sử cấp tỉnh cần sớm thực hiện, tiến tới khôi phục, tôn tạo, phát huy giá trị.
Khánh thành Bia Di tích lịch sử Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Gia Lai

Khánh thành Bia Di tích lịch sử Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)- Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930-1/8/2020) và 75 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai (15/12/1945-15/12/2020), sáng 28-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy long trọng tổ chức Lễ khánh thành Bia Di tích lịch sử Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Gia Lai trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại làng Tăng Lăng (xã Krong, huyện Kbang).
Cuộc thi "Một thời kháng chiến ở Gia Lai": Sống dậy ký ức hào hùng

Cuộc thi "Một thời kháng chiến ở Gia Lai": Sống dậy ký ức hào hùng

(GLO)- Nhân kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2018), nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, Ban Liên lạc những người kháng chiến tỉnh phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức cuộc thi viết về “Một thời kháng chiến ở Gia Lai“. Qua 1 năm triển khai, cuộc thi đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Một mình hoạt động trong lòng địch

Một mình hoạt động trong lòng địch

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại xã Nam Yang (huyện Đak Đoa), chúng tôi có dịp gặp cựu tù chính trị yêu nước Nguyễn Tẩu. Mặc dù đã 88 tuổi nhưng trông ông còn nhanh nhẹn, minh mẫn lắm. Lần giở quá khứ, ông kể cho chúng tôi nghe ký ức một thời chống Mỹ. Với ông, đó là những năm tháng không thể nào quên.
Hồi ức của những thầy giáo đi B

Hồi ức của những thầy giáo đi B

(GLO)- “Anh hỏi tôi về ngày lên đường vào Nam ấy à. Lâu rồi mà… À, tôi có câu thơ này, đọc anh nghe nhé: Nghe theo tiếng gọi non sông/Ba ngàn giáo giới điệp trùng vào Nam/Cùng bạn tại chỗ chống càn/Mở trường gieo chữ nguy nan chẳng sờn…“. Ấy là câu chuyện giữa tôi và thầy Phạm Văn Nguyên (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), cựu giáo chức, một trong những thầy giáo miền Bắc “đi B“ chi viện “con chữ“ cho miền Nam nói chung, Gia Lai nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Gia Lai: Đổi thay ở một xã anh hùng

Gia Lai: Đổi thay ở một xã anh hùng

(GLO) Xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những năm trước đây, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những con đường thẳng tắp, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng kiên cố minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của một vùng quê nghèo khó ngày nào.

Tình người kháng chiến

(GLO)- Đã 42 năm từ khi đất nước được giải phóng, nhưng trong tâm khảm những người kháng chiến năm xưa, ký ức về những năm tháng gian khổ nhưng hào hùng và tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn… vẫn còn vẹn nguyên.