Căn cứ cách mạng huyện 6: Cần sớm được công nhận là di tích lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Căn cứ huyện 6 tại làng Ktu (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) là địa bàn chiến lược, góp phần không nhỏ vào nhiều chiến thắng oanh liệt, ghi đậm dấu ấn của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến. Do đó, việc khảo sát, hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UBND tỉnh công nhận nơi này là di tích lịch sử cấp tỉnh cần sớm thực hiện, tiến tới khôi phục, tôn tạo, phát huy giá trị.
Ngày 4-9, tại làng Ktu (xã Kon Chiêng), UBND huyện Mang Yang phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử căn cứ cách mạng huyện 6. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Mang Yang; đại diện Đảng ủy, UBND xã Kon Chiêng và các nhân chứng từng tham gia công tác, chiến đấu tại căn cứ cách mạng huyện 6.
Một vùng chiến lược
Trong kháng chiến chống Pháp, Mang Yang là vùng đất thuộc huyện Plei Kon và Đak Bơt. Thời chống Mỹ, Mang Yang là huyện 3 và huyện 6, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Bahnar, Jrai và Kinh. Huyện thuộc vùng đệm giữa căn cứ của ta và trung tâm hệ thống phòng ngự cùng các căn cứ quân sự lớn của địch. Đây cũng là khu vực tập trung sức người, sức của, là địa bàn phát triển lực lượng cách mạng để ta tấn công vào đô thị Pleiku bị địch chiếm đóng. Vì thế, Mang Yang trở thành vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, từ đầu năm 1947, Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức các đội công tác xây dựng cơ sở đi sâu vào vùng chiến lược nói trên. Đến cuối năm 1949, phần lớn các làng ở cả 2 khu vực phía Nam và phía Bắc đường 19, giáp đường 14 đều có tổ chức cơ sở kháng chiến hoạt động. Ở vùng Đak Pơyâu, Kon Thụp, Đe Ar, Đe King (Đông sông Ayun)…, các đội vũ trang tuyên truyền phối hợp với cán bộ vận động chính quyền xây dựng thành những căn cứ bàn đạp đứng chân.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Phương Linh
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Phương Linh
Từ năm 1954 đến 1960, Đảng bộ huyện 6 chọn xã Alei và dãy Kông Chêng làm nơi sinh hoạt, hội họp. Sau Nghị quyết 15 (năm 1959), đặc biệt là sau phong trào Đồng Khởi (năm 1960), tại huyện 6 đã hình thành vùng giải phóng và vùng làm chủ hợp pháp ở nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi địa phương phải xây dựng căn cứ tương đối ổn định và an toàn để đặt cơ quan của huyện, làm nơi đứng chân của các lực lượng kháng chiến. Theo đó, Tỉnh ủy đã nhất trí để huyện 6 chọn xã Alei (với làng Ktu làm trục chính) và dãy Kông Chêng làm khu căn cứ lõm.
Với địa hình thuận lợi, được đồng bào các dân tộc thiểu số hết lòng tin yêu, ủng hộ, căn cứ huyện 6 trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là điều kiện tốt để các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao mà còn trở thành nơi đứng chân, điểm tập kết, lui quân, củng cố, xây dựng lực lượng của các đơn vị bộ đội như: Tiểu đoàn 15 (H15) của tỉnh, Tiểu đoàn Đặc công 408, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 3 (Quân khu 5); Trung đoàn 95 (Quân đoàn 3)…
Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch: “Thời gian qua, tỉnh và các địa phương rất quan tâm trong việc khảo sát, lập hồ sơ các di tích lịch sử. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang) và căn cứ cách mạng khu 9 (xã Gào, TP. Pleiku). Đây là tiền đề, là cơ sở để xác định và khôi phục căn cứ cách mạng huyện 6. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ huyện Mang Yang trong khâu lập hồ sơ trình UBND tỉnh; đồng thời các cấp, ngành huyện Mang Yang cũng cần có trách nhiệm trong bảo vệ, khôi phục và giữ gìn hiện trạng để góp phần hoàn thiện hồ sơ di tích”.

Suốt 30 năm tồn tại (1945-1975), căn cứ huyện 6 đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng. Ông Võ Văn Sơn-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Mang Yang-cho hay: “Qua lời kể của các nhân chứng và nhiều tài liệu lịch sử, trong 30 năm ấy, Đảng bộ, quân và dân huyện 6 đã tích cực góp phần cùng quân và dân trong tỉnh và cả nước đánh bại nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, huyện 6 cùng cả tỉnh đã lần lượt làm phá sản mọi kế hoạch, chiến lược của địch từ “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” đến “Việt Nam hóa chiến tranh”… Quân và dân huyện 6 đã cùng cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Cần sớm khôi phục, tôn tạo
Nói về di tích cơ quan căn cứ huyện 6, bà H’Nghia-cán bộ về hưu, người từng có nhiều năm tham gia hoạt động tại đây-nhớ lại: “Ngày ấy, nhà cửa, cơ sở đều tạm bợ để thuận tiện di chuyển, hoạt động bí mật. Để tránh bị phát hiện, các ngôi nhà được dựng dưới tán lá rừng rậm rạp. Gỗ, tre không chặt nhiều một chỗ mà chỉ bấm, tỉa để tránh bị thám báo, biệt kích hoặc máy bay địch nghi ngờ, phát hiện. Việc cắt cỏ tranh cũng thực hiện theo nguyên tắc này. Các ngôi nhà trong căn cứ thường rất đơn sơ nhưng luôn kín đáo, lưng tựa vào núi và gần khe suối”.
Bà H’Nghia-cán bộ về hưu, nhân chứng từng công tác, làm việc tại căn cứ cách mạng huyện 6-phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Linh
Bà H’Nghia-cán bộ về hưu, nhân chứng từng công tác, làm việc tại căn cứ cách mạng huyện 6-phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Linh
Khu căn cứ dịch chuyển nhiều vị trí, nhà cửa đơn sơ nên theo thời gian dấu tích cũng đã phai mờ. Nhiều năm qua, huyện Mang Yang đã xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử căn cứ cách mạng huyện 6. Vị trí được huyện Mang Yang lựa chọn để tôn tạo di tích là một khu đất rừng thuộc làng Ktu. Hiện nơi này còn lưu lại một số dấu tích như hầm hào, hang đá… Khu rừng này cũng gắn liền với dòng suối Đak Tơmal ngăn chia 2 xã Đak Trôi và Kon Chiêng. Ngoài hầm hào, đến nay vẫn còn một con đường cấp phối được mở vào khu vực này. Một phần đất đã được người dân san ủi, cày xới để trồng hoa màu và cây công nghiệp.
Bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang-cho biết: Từ năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiến hành khảo sát địa điểm khu căn cứ này. Từ nhiều năm trước, huyện đã dành một diện tích đất đủ rộng tại khu vực từng là căn cứ của huyện 6 tại làng Ktu, hướng đến việc khôi phục lại một số hạng mục tiêu biểu sau khi di tích được công nhận. Theo đó, trên 10 ha đất được quy hoạch, huyện dự kiến sẽ xây dựng các hạng mục như: khu đón tiếp, bia di tích, bãi đậu xe, khu sinh hoạt và giáo dục truyền thống, nhà lưu niệm và nhà quản lý, tôn tạo di tích khu trung tâm chỉ huy, khu các cơ quan kháng chiến, cây xanh và vùng đệm…
Tại hội thảo, các nhân chứng cũng như đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác nhận, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ di tích. Ông Yek (làng Ktu), người trước kia không trực tiếp sinh hoạt tại khu căn cứ song thường xuyên phối hợp chặt chẽ với huyện 6 thực hiện nhiệm vụ trinh sát-bày tỏ: “Bây giờ khu căn cứ chỉ còn là nương rẫy, rừng rậm. Tôi vẫn còn nhớ vị trí một số hầm hào của căn cứ. Hy vọng các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm để khu di tích căn cứ cách mạng huyện 6 được hình thành”.  
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang nhấn mạnh: Việc khôi phục và lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với căn cứ cách mạng huyện 6 tại làng Ktu là điều rất cần thiết, qua đó khẳng định giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của nơi này. Đồng thời từng bước bảo vệ và phát huy giá trị, đưa di tích vào kế hoạch tôn tạo, khai thác và phát triển du lịch của huyện, tạo điều kiện để nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.  
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.