Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 14-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023.

Tham dự có ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cùng hơn 700 nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, cờ lưu niệm cho 17 đoàn nghệ nhân tham gia ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, cờ lưu niệm cho 17 đoàn nghệ nhân tham gia ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung khẳng định: Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023 đã và đang trở thành hoạt động kết nối tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh; là dịp để thế hệ trẻ có cơ hội học hỏi, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng mình.

Hoạt động trên cũng nhằm hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4) và chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 4, hướng đến góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh nhà.

Đại diện Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tặng quà cho các nghệ nhân. Ảnh: Lam Nguyên

Đại diện Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tặng quà cho các nghệ nhân. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi lễ, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã trao tặng 800 phần quà với tổng trị giá 160 triệu đồng cho các nghệ nhân tham gia sự kiện.

Sau lễ khai mạc, ngày hội tiếp diễn với nhiều nội dung phong phú, kéo dài đến hết chiều 15-4. Lễ bế mạc, trao giải sẽ diễn ra vào 17 giờ cùng ngày tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.