Khả năng một cuộc chiến tiền tệ toàn diện đang lớn dần?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không thể loại bỏ rủi ro của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện nơi mà người đứng đầu Ngân hang Trung ương và chính phủ các nước trong đó có Mỹ chủ ý làm yếu đồng nội tệ.
 
Ảnh: New York Times
Không thể loại bỏ rủi ro của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện nơi mà người đứng đầu Ngân hang Trung ương và chính phủ các nước trong đó có Mỹ chủ ý làm yếu đồng nội tệ, theo trưởng bộ phận tư vấn kinh tế toàn cầu tại quỹ PIMCO, ông Joachim Fels.
Quan điểm trên như vậy đúng với quan điểm của nhiều chuyên gia phân tích phố Wall từng cảnh báo rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng phàn nàn về hành vi can thiệp vào thị trường ngoại tệ của nhiều nước đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ cho thấy khả năng Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD đang lớn dần.
Trong nghiên cứu mới đây, ông Fels viết: “Sau khoảng thời gian nghỉ vào đầu năm 2018, cuộc chiến tranh lạnh trong lĩnh vực tiền tệ đã không ngừng lớn dần giữa các nước giữ vai trò đối tác thương mại lớn của Mỹ. Hơn thế nữa, khả năng căng thẳng leo thang thành cuộc chiến tiền tệ toàn diện với sự can thiệp trực tiếp từ phía Mỹ và chính phủ/ngân hàng trung ương nhiều nước dù không trở thành hiện thực trong ngắn hạn nhưng cũng không thể bị loại bỏ được nữa”.
Tổng thống Trump kêu gọi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, ngoài ra nhiều dấu hiệu từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Nhật đều cho thấy khả năng các ngân hang sẽ đưa ra biện pháp nới lỏng tiền tệ, điều này tiềm ẩn khả năng gây ra căng thẳng tiền tệ toàn cầu lớn hơn.
Ông Fels nhấn mạnh: “Bức rèm của cuộc chiến tranh lạnh trong lĩnh vực tiền tệ đã được vén lên”.
Dù rằng khả năng Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD khó xảy ra trong ngắn hạn, thế nhưng người ta không khỏi hoài nghi về khả năng liệu Bộ Tài chính có đủ khả năng làm việc này bởi đồng USD vẫn có thể yếu đi bởi nhiều tín hiệu chính sách.
Lần gần nhất Mỹ can thiệp làm yếu đồng nội tệ là vào năm 2011 khi mà Mỹ cùng với một số nước khác đồng loạt có biện pháp ứng phó khi đồng yên tăng giá mạnh sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011.
Trung Mến (BizLIVE)

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.