Kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-9, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021-diễn đàn nông sản 970 phiên thứ 4. Các điểm cầu chính tham gia diễn đàn gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đak Lak, Đak Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam cùng lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp chủ trì diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội.

Tham dự diễn đàn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành; đại diện lãnh đạo một số sở, ban ngành; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; một số doanh nghiệp, hợp tác xã cùng các điểm cầu của 17 huyện, thị xã, thành phố.

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Nguyên Nam
Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Nguyên Nam


Diễn đàn là cầu nối để các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, người nông dân trao đổi nhằm tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trong quá trình tổ chức quản lý, sản xuất, phân phối tiêu thụ nông sản của khu vực trong tình hình đại dịch Covid-19 góp phần vào việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho biết: Gia Lai là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về phát triển nông-lâm nghiệp, với hơn 800 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tỉnh hiện có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, cao su, mì, mía, lúa, trái cây các loại; rau các loại và nhiều loại nông sản khác là nguồn nguyên liệu phong phú cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện có 22 sản phẩm 4 sao và 127 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh. Về số lượng sản phẩm OCOP, Gia Lai đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 2 khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (sau tỉnh Quảng Nam) và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Hiện nay, các loại cây trồng của tỉnh đang vào thu hoạch chính là rau củ quả các loại; lúa, bắp, khoai lang, đậu đỗ các loại và trái cây (sầu riêng, bơ, mít, nhãn, na dai…). Trong đó, nhiều diện tích đang cho thu hoạch từ nay đến cuối năm như: rau các loại: 578 ha với sản lượng dự kiến khoảng 8.315 tấn; lúa: 49.000 ha với sản lượng hơn 200.000 tấn; bắp: 24.433 ha với sản lượng 122.163 tấn; đậu đỗ các loại: 12.847 ha với sản lượng 10.470 tấn; khoai lang: 995 ha với sản lượng 10.309 tấn; cùng hàng ngàn ha cây ăn quả như bơ, sầu riêng, chanh dây, chuối, thanh long... Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành đề nghị Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT kết nối tốt hơn với Tổ công tác của tỉnh để tiếp tục tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, nhất là các nông sản đang cho thu hoạch từ nay đến cuối năm.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nguyên Nam
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nguyên Nam


Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn Tổ công tác tổ chức nhiều diễn đàn kết nối, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để giúp tiêu thụ nông sản; cùng với việc thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử để kết nối giữa các địa phương. Đồng thời, giới thiệu, thu hút đầu tư FDI, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh để xây dựng các nhà máy chế biến nông sản chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Sớm ban hành Đề án chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 và các định mức chi hỗ trợ chương trình OCOP để có cơ sở triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

Tại diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông sản 4 tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Gia Lai với chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về việc bao tiêu sản phẩm.

Phát biểu kết luận tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam mong muốn, thời gian tới các địa phương và doanh nghiệp tiếp tục tăng cường liên kết tiêu thụ, xem diễn đàn như là cầu nối kết nối giữa các nhà quản lý ở địa phương với nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp. Thứ trưởng đề nghị các tỉnh cần tiếp tục nắm chắc tình hình sản xuất nông sản để cung cấp cho Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm hỗ trợ cho các địa phương.

Liên quan đến một số vấn đề về phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ nông sản về lâu dài mà các địa phương cũng như các doanh nghiệp đề cập tại diễn đàn, Thứ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung chỉ đạo để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để cùng các tỉnh Tây Nguyên phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng những vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến, phục vụ xuất khẩu nông sản nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông sản của Việt Nam.
 

NGUYÊN NAM

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.