Kbang xóa làng "trắng" điện lưới quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 26-5, Công ty Điện lực Gia Lai tiến hành đóng điện và đưa vào sử dụng công trình cấp điện cho khu giãn dân làng Kon Hleng, xã Kon Pne, huyện Kbang. Công trình này góp phần giúp huyện Kbang xóa làng “trắng” về điện lưới quốc gia. 
Những ngày cuối tháng 5, khu giãn dân làng Kon Hleng trở nên nhộn nhịp khi công nhân điện lực thực hiện kéo dây, chôn trụ, đưa điện lưới đến với những hộ dân nơi đây. Không giấu được xúc động, ông Đinh A Vết bày tỏ: “Tôi vui mừng vì Nhà nước đã quan tâm đầu tư lưới điện cho người dân. Nơi này cách xa trung tâm xã nên thiếu điện, thiếu nước, gây khó khăn cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nay điện lưới được kéo về, chúng tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm của Nhà nước cũng như ngành điện”.
Khu giãn dân làng Kon Hleng có 21 hộ với khoảng 70 khẩu. Theo ông Đinh Khiu-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne, vì khu sản xuất cách làng khoảng 2 km nên các hộ này ở luôn tại đây, tạo nên một cụm dân cư nhỏ được 3 năm nay. Trước nhu cầu bức thiết của người dân, Công ty Điện lực Gia Lai quyết định đầu tư công trình cấp điện với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng, quy mô gồm: 1 trạm biến áp 50 kVA, 0,6 km đường dây trung áp 22 kV và 700 m đường dây hạ áp. 
 
Nhân viên Điện lực Kbang hướng dẫn người dân cài app chăm sóc khách hàng. Ảnh: Khang Nghi
Nhân viên Điện lực Kbang hướng dẫn người dân cài app chăm sóc khách hàng. Ảnh: Khang Nghi
Ông Ngô Văn Toàn-Phó Giám đốc phụ trách Điện lực Kbang-cho hay: “Trước nhu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương, chúng tôi luôn đồng hành cùng chính quyền để giải quyết các khó khăn liên quan đến điện, góp phần xây dựng huyện nông thôn mới bền vững. Khi khu giãn dân này được kéo điện thì huyện Kbang chính thức xóa làng “trắng” về điện lưới quốc gia”. 
Trước đây, xã Kon Pne “sở hữu” rất nhiều cái nhất: nghèo nhất, lạc hậu nhất, giao thông khó khăn nhất... Năm 2005, bằng nguồn vốn đầu tư mở rộng thuộc Dự án năng lượng nông thôn miền Trung, điện lưới đã kéo về đến tận nhà từng người dân Kon Pne. Đến nay, toàn xã có trên 300 khách hàng sử dụng điện với gần 20 km đường dây trung áp, gần 30 km đường dây hạ áp và 4 trạm biến áp.
“Với việc đầu tư lưới điện, ngành điện đã giúp địa phương hoàn thành tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, nhờ các chương trình hỗ trợ từ nguồn vốn nông thôn mới, bộ mặt của xã ngày càng thay đổi, khang trang, sạch đẹp hơn. Đường giao thông được nâng cấp tạo thuận lợi trong giao thương. Nguồn điện giúp người dân tiếp cận với các kiến thức trong chăn nuôi, trồng trọt thông qua các phương tiện truyền thông. Từ đó, bà con biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất”-ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne chia sẻ.
Phó Giám đốc phụ trách Điện lực Kbang cho biết thêm: “Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong việc quản lý, vận hành các công trình điện trên địa bàn xã Kon Pne do đặc thù địa hình hiểm trở, nhiều rừng núi, thời tiết xấu, nhưng chúng tôi luôn cố gắng hết sức để cung cấp cho bà con nguồn điện ổn định. Có điện thì đời sống kinh tế lẫn tinh thần của bà con được nâng lên”.
KHANG NGHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.