Quan tâm đầu tư hạ tầng lưới điện khu vực biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trên khu vực biên giới, Công ty Điện lực Gia Lai đã đầu tư nâng cấp hạ tầng lưới điện, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và chủ quyền biên giới quốc gia.
Dịp Tết Nhâm Dần 2022, gần 100 hộ dân thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) rất vui mừng vì được Điện lực Chư Prông đầu tư xây dựng lưới điện mới. Anh Bùi Văn Chiển-Trưởng thôn Đà Bắc-bày tỏ: “Trước đây, bà con trong thôn phải dùng chung một đường dây nên điện áp rất yếu và mất an toàn. Chúng tôi cảm ơn ngành điện đã đầu tư lắp mới đường dây giúp các hộ có nguồn điện ổn định để sản xuất, sinh hoạt”. 
Trước đó, Điện lực Chư Prông đã xây dựng 0,6 km đường dây trung áp 22 kV, với 6 trạm biến áp và 13,2 km đường dây hạ áp, cấp điện cho hơn 450 khách hàng với kinh phí gần 4 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Thành-Giám đốc Điện lực Chư Prông-chia sẻ: “Sớm đưa các công trình xây dựng vào vận hành, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm nguy cơ mất an toàn đường dây sau công tơ, giúp người dân yên tâm đón Tết là niềm vui và cũng là động lực để chúng tôi ngày càng cố gắng hơn”.
Kéo điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân vùng biên giới. Ảnh: Hà Duy
Kéo điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân vùng biên giới. Ảnh: Hà Duy
Xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) là một trong những địa phương được ngành điện đặc biệt quan tâm đầu tư, củng cố lưới điện. Đến nay, xã Ia Pnôn đã có trên 35 km đường dây trung áp, hơn 15 km đường dây hạ áp và 12 trạm biến áp được xây dựng, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ông Rơ Châm Kinh (làng Tren) cho hay: “Từ khi sử dụng điện ổn định, đời sống của người dân trong làng được cải thiện. Giờ đây, nhà nào cũng có ti vi, nồi cơm điện, có nhà còn sắm cả tủ lạnh. Nhờ có điện, người dân sử dụng máy bơm nước, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập”.
Với mục tiêu để bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa của xã Ia Pnôn được sử dụng điện lưới quốc gia an toàn và liên tục, hàng năm, Điện lực Đức Cơ phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát lập kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Riêng năm 2021, ngành điện đã đầu tư xây dựng 0,93 km đường dây trung áp, 1 trạm biến áp 3p-160 kVA và 0,59 km đường dây hạ áp với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Ông Đàm Tuấn-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Pnôn-cho biết: “Được sự quan tâm của Điện lực Đức Cơ, các công trình điện phục vụ dân sinh trên địa bàn xã được đầu tư nâng cấp kịp thời, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, góp phần hoàn thiện tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi mong ngành điện tiếp tục đồng hành cùng với địa phương trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và chủ quyền biên giới quốc gia”.
Không chỉ kịp thời kéo điện về phục vụ người dân, Công ty Điện lực Gia Lai còn thường xuyên đưa vào áp dụng những phần mềm mới nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành. Mới đây, Công ty đã đưa phần mềm DMS600 vào vận hành chính thức nhằm thay đổi cách thức truyền thống. Theo đó, từ trung tâm điều khiển, nhân viên vận hành có thể giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu trên toàn hệ thống điện, giúp theo dõi tình trạng của các thiết bị đóng cắt trên lưới điện, cảnh báo khu vực đang bị quá áp, kém áp, quá tải hoặc non tải, các khu vực tổn thất cao… để có các phương án xử lý kịp thời. Năm 2022, Công ty Điện lực Gia Lai sẽ tiếp tục triển khai 2 công trình lưới điện 110 kV, 24 công trình lưới điện trung hạ áp và 3 công trình công nghệ thông tin với tổng kế hoạch vốn hơn 194 tỷ đồng để nâng cấp lưới điện trong tỉnh nói chung và khu vực biên giới nói riêng.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.